Chủ động cung ứng hàng hóa y tế chống dịch Covid-19
Báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, qua nắm tình hình từ lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy, các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành nghiêm việc niêm yết giá và b
Sản xuất khẩu trang bằng vải kháng khuẩn |
Trong bối cảnh đó, các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương đã và đang hết sức tích cực để bảo đảm và chủ động trong việc cung ứng các hàng hóa phục vụ cho công tác chống dịch. Trong đó Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đang tiếp tục chỉ đạo Thương vụ cùng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại địa bàn châu Á – châu Phi thường xuyên cung cấp thông tin về tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất khẩu trang trong nước.
Đặc biệt chiều ngày 3/3/2020, Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã dự cuộc họp triển khai việc cấp phép xuất khẩu khẩu trang y tế và nội dung hợp tác với Trung Quốc để sản xuất khẩu trang tại Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường chủ trì.
Trong khi đó Vụ Khoa học và Công nghệ đã có văn bản đôn đốc các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương khẩn trương báo cáo hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất sản phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch. Vụ cũng tiếp tục chỉ đạo các tổ chức đánh giá sự phù hợp nghiêm túc thực hiện Công văn số 704/BCT-KHCN về việc tập trung nguồn lực, thực hiện có hiệu quả hoạt động chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm khẩu trang vải phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Vụ cũng chỉ đạo Công ty cổ phần Viện Nghiên cứu dệt may tiếp tục chủ động, phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan trong hoạt động sản xuất, thử nghiệm, chứng nhận, tư vấn trả lời thông tin liên quan đến vải kháng khuẩn phục vụ cho may khẩu trang vải.
Đặc biệt Vụ Vụ Khoa học và Công nghệ cũng chỉ đạo các tổ chức khoa học và công nghệ tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong hoạt động chuyển giao công nghệ và sản xuất dung dịch rửa tay có tính kháng khuẩn.
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Viện Nghiên cứu dệt may, hiện tại, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã đầu tư dây chuyền, công nghệ sản xuất vải không dệt, chủ yếu là sản xuất vải không dệt spundbound để làm các lớp ngoài của khẩu trang y tế như: Công ty TNHH Sợi Vĩ Sơn, Công ty TNHH MTV Thiết bị cơ khí Trung Việt, Công ty TNHH công nghệ Tam Phú Hiệp, Công ty TNHH XNK Máy bao bì Thành long, Công ty CP XNK Hoa Nam,…
Do nguồn vải không dệt từ màng xơ meltblown để sản xuất lớp thứ hai của khẩu trang y tế rất hạn chế ở Việt Nam, phải nhập khẩu từ nước ngoài nên việc nâng cao sản sản lượng khẩu trang y tế gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp dệt may đã vào cuộc, sử dụng vải kháng khuẩn để sản xuất khẩu trang vải, đáp ứng các yêu cầu cấp thiết, cung ứng kịp thời khẩu trang phòng chống bệnh Covid-19.