Loạt công trình biệt thự cổ ở Hà Nội bị 'xâm hại'
Những năm gần đây, nhiều công trình biệt thự cổ ở Hà Nội theo kiến trúc kiểu Pháp đang dần mất đi, bị chuyển đổi công năng làm nơi kinh doanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị kiến trúc của Thủ đô.
Biệt thự cổ theo kiến trúc Pháp thường có bề dày gần trăm năm gắn liền với một giai đoạn, lịch sử của Thủ đô. Các công trình này thường có kiến trúc đồ sộ và có giá trị cao làm nên vẻ sang trọng cho đô thị của Hà Nội xuyên suốt theo thời gian. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng xuống cấp hay cơi nơi, làm biến dạng, “hóa kiếp” biệt thự thành quán cafe, quán bia, nhà hàng mà không có phương pháp bảo tồn đang diễn ra khá phổ biến.
Ghi nhận của PV, căn biệt thự số 51 Trần Hưng Đạo đã tồn tại gần thập kỷ hiện nay đang là trụ sở của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, vẫn giữ được nét kiến trúc xưa nhưng những chạm khắc hoa văn, màu sắc của tường bị loang lổ. Tương tự tại căn biệt thự số 8 Tăng Bạt Hổ hơn 100 năm tuổi, hiện đang là nơi cư trú của hàng chục hộ gia đình, tường bị bong tróc, mọc đầy rêu phong, xuống cấp trầm trọng.
Tại khu vực phố Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), các khung cửa chính và cửa sổ đã xuống cấp, xung quanh mọc đầy cỏ dại. Người dân sử dụng làm nơi kinh doanh hàng quán ngay phía dưới của tòa biệt thự.
Bà N.T.Xương (90 tuổi) sống tại đây từ bé kể lại căn biệt thự này của cụ Cửu Duy cho người Trung thuê lại, sau đó nhà nước lấy và bán lại cho 20 hộ trong đó có nhà bà. “Bà không nhớ chính xác căn biệt thự được xây từ bao giờ, nhưng cũng đã tồn tại khoảng 1 thế kỷ nên việc xuống cấp là khó tránh khỏi, gia đình đã cải tạo bên trong của căn nhà, vừa làm nơi ở và kinh doanh”, bà Xương chia sẻ.
Tình trạng tương tự diễn ra biệt thự ở phố Quán Sứ, các căn biệt thự trên đường Phạm Đình Hổ, biệt thự số 22 Tăng Bạt Hổ, 51, 51A, 55 Hàng Chuối,… đều bị sửa chữa, cơi nới cải tạo thành nhà hàng, sử dụng với mục đích kinh doanh.
Tại căn biệt thự số 51 Trần Hưng Đạo, hiện đang là trụ sở của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Căn biệt thự vẫn giữ được lối kiến trúc Pháp đặc trưng vẫn còn hiện diện qua từng chi tiết của căn nhà. |
Thế nhưng, những chạm khắc hoa văn, màu sắc của tường bị loang lổ và những cánh cửa cũ đã xuống cấp. |
Căn biệt thự đồ sộ tọa lạc tại 42A Lý Thường Kiệt. Dễ thấy ở tầng 1 được chia nhỏ để kinh doanh nhiều loại khác nhau. |
Nhiều hạng mục vỡ vụn, bong tróc mà không được bảo tồn. |
Cơi nới thêm "chuồng cọp", làm biến dạng biệt thự cổ. |
Tương tự tại biệt thự trên phố Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), tầng 1 được cải tạo thành nơi kinh doanh. |
Các khung cửa chính và cửa sổ đã xuống cấp, xung quanh mọc đầy cỏ dại. |
Hai cột chống mang hoa văn kiến trúc Pháp cổ được giữ lại. |
Tình trạng tương tự diễn ra tại phố Quán Sứ, những căn biệt thự sát nhau có độ tuổi 100 năm đã được cải tạo để sử dụng với mục đích kinh doanh cà phê. |
“Tổ hợp” biệt thự cổ tại số 51, 51A, 55 Hàng Chuối (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng) được cải tạo thành quán ăn, nhà hàng . T |
Tại đây các công trình đều được cơi nới dàn thép tạo mái che sân cho nhà hàng. |
Tại ngôi biệt thự số 51A Hàng Chuối sửa chữa để phục vụ mục đích kinh doanh nhà hàng, nên không còn hình hài của ngôi biệt thự cổ như quy chế quản lý quy định. |
Ngôi biệt thự cổ số 55 Hàng Chuối trở thành "Quán Beer Người Yêu Cũ". |
Tại căn biệt thự trên đường Phan Đình Hổ, kiến trúc bên ngoài đã sơn sửa cải tạo, không còn hình hài của ngôi biệt thự cổ. |
Căn biệt thự bị xẻ nhỏ thành nhà riêng biệt hoặc xây thêm làm biến dạng. |
Căn biệt thự số 8 Tăng Bạt Hổ hơn 100 năm tuổi, hiện đang là nơi cư trú của hàng chục hộ gia đình. |
Tường bị bong tróc, mọc đầy rêu phong, xuống cấp trầm trọng. |
Bên cạnh đó, căn biệt thự tại số 22 Tăng Bạt Hổ bị biến dạng cả về hình dáng kiến trúc bên ngoài và mục đích, tận dụng để kinh doanh hàng ăn uống. |
Biệt thự cổ số 68 - 70 Thợ Nhuộm sửa chữa, thay đổi công năng thành nhà hàng. |