Wednesday, Apr 21, 10:04 AM

CEO Đạm Cà Mau: Tìm nhà đầu tư chiến lược quan tâm đến chuỗi giá trị chung

Phân bón Cà Mau đặt mục tiêu lợi nhuận lợi nhuận năm 2021 giảm đến 70%, còn 197,4 tỷ đồng. Chính sách cổ tức cho năm 2020 được tăng từ 6% lên 8%, nhờ kết quả kinh doanh khả quan. Công ty tiến hành miễn nhiệm và bầu mới 3 thành viên HĐQT. Công ty định hướng tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược quốc tế để mở rộng hoạt động ra bên ngoài.

CEO Đạm Cà Mau: Tìm nhà đầu tư chiến lược quan tâm đến chuỗi giá trị chung
CEO Đạm Cà Mau: Tìm nhà đầu tư chiến lược quan tâm đến chuỗi giá trị chung

Sáng ngày 27/4, Phân bón Dầu khí Cà Mau ( HoSE: DCM ) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Tính đến 9h00, cuộc họp có sự tham dự của các cổ đông đại diện cho 84,87% lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết, do đó đủ điều kiện tiến hành.

CEO Đạm Cà Mau: Tìm nhà đầu tư chiến lược quan tâm đến chuỗi giá trị chung - Ảnh 1.

Phiên họp cổ đông thường niên 2021 Phân bón Cà Mau.

Kế hoạch lãi giảm 70%

Năm 2021, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu là 7.839 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 197,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và giảm 70% so với thực hiện trong năm 2020.

Nói về kế hoạch thận trọng này, Tổng giám đốc Văn Tiến Thanh nói rằng kế hoạch 2021 được xây dựng cuối năm ngoái dựa trên kịch bản giá dầu 40 USD, tương đương giá khí khoảng 4,792 USD/BTU và con số  này đã được PVN trình Chính phủ thông qua. Tuy nhiên giá dầu thực tế 4 tháng vừa qua khoảng 65 USD, tương ứng giá khí 5,8 USD/BTU. Đồng thời công ty cũng hưởng lợi từ giá bán Ure tăng lên giúp cải thiện mạnh hiệu quả kinh doanh quý đầu năm.

Ông Thanh cho biết kết quả quý I đã thực hiện được khoảng 78% kế hoạch lợi nhuận năm đề ra. Tùy diễn biến kinh doanh mà sau này công ty có thể điều chỉnh các chỉ tiêu. Cuối năm 2020, Phân bón Cà Mau cũng từng tăng chỉ tiêu kinh doanh năm 2020.

CEO Đạm Cà Mau: Tìm nhà đầu tư chiến lược quan tâm đến chuỗi giá trị chung - Ảnh 2.

HĐQT trình cổ đông kế hoạch cổ tức năm 2020 tỷ lệ 8% (tương đương số tiền hơn 423 tỷ đồng). Đây là con số cao hơn so với mức 6% được đề ra vào cuối năm 2020. Chính sách cổ tức dự kiến cho năm 2021 giảm còn 5%.

Việc tăng cổ tức nhờ doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan. Năm 2020, công ty ghi nhận doanh thu thuần tăng 7% lên 7.563 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 662 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ và vượt 38% kế hoạch năm.

Miễn nhiệm thành viên HĐQT

Tại đại hội công ty thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT độc lập đối với ông Lê Đức Quang và bà Nguyễn Minh Phượng theo đề nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – cổ đông lớn nắm giữ 75,56% vốn.

HĐQT tại cuối năm 2020 có 6 thành viên, trong đó có 2 thành viên HĐQT độc lập. Tại đại hội, cổ đông thông qua việc nâng số lượng thành viên HĐQT từ 6 lên 7 người. Do đó công ty tiến hành bầu 3 thành viên HĐQT mới.

Theo danh sách bầu cử, cả 3 thành viên mới đều do PVN đề cử là ông Lê Đức Quang làm thành viên HĐQT, ông Trương Hồng (đang là chuyên gia tại CTCP Xuất nhập khẩu phân bón Minh Tân) và bà Đỗ Thị Hoa (từng là Phó trưởng ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN nhưng đã nghỉ hưu) được đề cử thành viên HĐQT độc lập.

Ngoài ra công ty cũng tiến hành miễn nhiệm kiểm soát viên đối với ông Nguyễn Quốc Huy theo đề nghị của Quản lý quỹ PVComBank. HĐQT trình việc bầu 2 kiểm soát viên mới do có 1 người hết nhiệm kỳ và 1 người xin từ nhiệm.

HĐQT còn trình việc bổ sung một số ngành nghề kinh doanh đáng chú ý như sản xuất nước uống đóng chai để phục vụ cầu nội bộ và phân phối ra bên ngoài, bổ sung ngành nghề cổng thông tin điện tử, quảng cáo, kinh doanh vật tư nông nghiệp, khảo nghiệm phân bón...

Thảo luận

Hạn chế xuất khẩu trong năm nay

Trả lời thắc mắc cổ đông về các thị trường xuất khẩu, Tổng giám đốc cho biết với tình hình cung cầu hiện nay thì công ty sẽ hạn chế xuất khẩu. Quý I năm nay, do giá nông sản ở mức cao,. Nông dân không chỉ vào vụ Đông Xuân sớm mà thậm chí là nối vụ Hè Thu, do đó cán cân cung cầu tốt và giá bán tốt.

Thị trường mục tiêu chỉ là Campuchia sẽ tiếp tục được duy trì và công ty tìm cách thức để hàng hóa được lưu thông. Trong khi các thị trường khác như Myanmar, Ấn Độ, Brazil... chỉ mang tính hỗ trợ đa dạng hóa, nhằm cân bằng lợi nhuận tốt hơn.

Trong tương lai khi cán cân cung cầu phân bón thay đổi thì công ty có thể tìm kiếm thị trường lớn khác với kế hoạch khoảng 100-110.000 tấn ure.

Triển vọng dự án NPK

Theo ông Văn Tiến Thanh, lợi thế cạnh tranh của dự án NPK là dựa trên công nghệ của Ý để tạo ra chất lượng và giá thành tốt hơn. Mục tiêu thị phần NPK của công ty là 15% thị phần trong nước, tương đương khoảng 600.000 tấn.

Hiện công suất của Phân bón Cà Mau khoảng 300.000 tấn, do đó lãnh đạo công ty cho biết sẽ tìm giải pháp để tăng sản lượng và không loại trừ việc M&A một nhà máy khác.

Nhà máy này ưu tiên về tính hiệu quả hơn sản lượng, công ty sẽ không sản xuất để "bán lấy được" mà việc sản xuất với mục tiêu thâm nhập thị trường và thiết lập hệ thống phân phối ổn định.

Giá bán thấp để điều tiết thị trường

Tổng giám đốc cho biết giá phân bón có xu hướng tăng do nhiều yếu tố, trong đó có hoạt động đầu cơ cũng như cước vận chuyển tăng lên. Cuối năm ngoái Trung Quốc cũng bị khan hiếm khí và than nên sản lượng phân bón giảm, dẫn đến giá tăng.

Giá của công ty cũng tăng lên khoảng 8.500-8.800 đồng/kg, tuy nhiên giá này vẫn thấp hơn so với giá nhập khẩu khoảng 9.100-9.200 đồng/kg. Việc giá bán thấp hơn giá xuất khẩu cũng có mục đích điều tiết thị trường phân bón trong nước. Giá bán trên thế giới đang có xu hướng giảm nhẹ nhưng theo ông Thanh vẫn tốt trong cả năm nay.

Ưu tiên NĐT chiến lược quan tâm đến chuỗi giá trị chung

Tổng giám đốc khẳng định xu thế cổ phần hóa để giảm vốn Nhà nước đang được làm quyết liệt nhưng bị chậm do vướng một số hành lang pháp lý. Chính phủ có nhiều kịch bản thoái vốn tại Phân bón Cà Mau xuống hoặc dưới 51%, tỷ lệ cụ thể sẽ phụ thuộc vào quyết định của Nhà nước.

Công ty sẽ chuẩn bị tâm thế tốt nhất để tạo hoạt động ổn định như tái cấu trúc hoạt động quản trị hướng đến tiêu chuẩn quốc tế, báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS... Việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược không chỉ quan tâm đến tiền mà quan tâm đến chuỗi giá trị chung, như vậy mới có sự công tác lâu dài, bền vững hơn.

Ông Thanh cũng kỳ vọng sẽ tìm được nhà đầu tư chiến lược quốc tế để hoạt động chuyển dịch xuất khẩu ra quốc tế được mạnh mẽ hơn. Ông lấy ví dụ gần đây được một số nhà đầu tư Singapore hỗ trợ nói chuyện với Chủ tịch Temasek Lim Boon Heng... Công ty định hướng không chỉ hoạt động ở Việt Nam nên chuẩn bị từ hệ thống quản trị đến nguồn lực để tiến xa hơn, lộ trình ra quốc tế mới ở điểm khởi đầu.

Đại hội kết thúc với tất cả các tờ trình được thông qua.

theo-huy-l8621
Theo Người đồng hành https://cafef.vn/ceo-dam-ca-mau-tim-nha-dau-tu-chien-luoc-quan-tam-den-chuoi-gia-tri-chung-2021042809533365.chn Copylink