Tuesday, Nov 20, 01:11 AM

Đề xuất thành lập Liên minh các quỹ đầu tư khởi nghiệp

Đây là thông tin được thảo luận tại hội thảo "VC Talk - Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam: Cơ hội và thách thức cho VC hậu Covid19". Ý tưởng này do quỹ đầu tư Thinkzone Ventures khởi xướng.

Đề xuất thành lập Liên minh các quỹ đầu tư khởi nghiệp
Đề xuất thành lập Liên minh các quỹ đầu tư khởi nghiệp

Theo bà Chelsea Nguyễn, giám đốc đầu tư của ThinkZone Ventures, trong quá trình làm việc tại Việt Nam, ThinkZone nhận thấy rằng tiếng nói của mình không thể đại diện cho hàng trăm các quỹ mạo hiểm tại Việt Nam để đề xuất các hỗ trợ từ phía Chính phủ và cơ quan nhà nước để góp phần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Do đó ý tưởng thành lập một liên minh các quỹ đầu tư mạo hiểm để chia sẻ các thông tin và là đơn vị đại diện giúp cho các thành phần khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp nêu lên tiếng nói với Chính phủ, cơ quan nhà nước, hay các DN lớn khi có nhu cầu sẽ có chỗ để liên hệ, tạo cơ hội cho tất cả, thúc đẩy quá trình làm việc nhanh hơn nhiều. 

Bà Chealsea Nguyễn cho biết năm 2020 mặc dù Covid-19 tác động mạnh đến hệ sinh thái khởi nghiệp, số lượng các thương vụ chốt deal thành công trong năm 2020 chỉ đạt 40 thương vụ, thấp hơn nhiều so với con số 123 của năm 2019, giá trị đầu tư cũng chỉ còn khoảng ¼ của năm 2019 (900 triệu USD), nhưng ThinkZone trong năm 2020 vẫn giải ngân đầu tư vào 5 công ty. Do giải ngân từ các vòng sớm (vòng seed), nên ThinkZone chỉ ngừng trong đợt Covid đầu tiên, với các chương trình hỗ trợ đào tạo startup thì vẫn đi cùng các startup. Năm nay ThinkZone đã chốt deal được với một startup trong lĩnh vực vận tải, sau khi Covid được kiểm soát thì lĩnh vực logistics hồi phục rất mạnh. Bà Chealsea cho rằng do Covid-19 các quỹ VC (venture capital) quốc tế không có điều kiện bay sang VIệt Nam để thẩm định thì các quỹ VC nội địa cần active hơn nữa.

Đề xuất thành lập Liên minh các quỹ đầu tư khởi nghiệp - Ảnh 1.

Chealsea Nguyễn - Investment Manager của ThinkZone Ventures

Ông Duy Phạm, Chuyên gia phát triển hệ sinh thái - Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia (NSSC) cho rằng đây là một ý tưởng hay và kỳ vọng sẽ ra mắt Liên minh ngay tại Techfest 2020 diễn ra ngày 26/11 tới đây. Đây là sẽ nơi các quỹ VC có thể cùng chia sẻ các ý tưởng, có thể các con số sâu hơn về mặt kinh doanh thì các quỹ có thể giữ lại liên quan đến việc chốt deal, nhưng việc các quỹ đầu tư cùng một mạng lưới ngồi lại với nhau thì sẽ mang lại giá trị cho hệ sinh thái khởi nghiệp. Ông Duy kỳ vọng liên minh giống hòn tuyết lăn, càng lăn càng mạnh.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Head of Vietnam Office, quỹ CyberAgent Capital thì kì vọng các quỹ VC sẽ là đối tác chứ không phải đối thủ. Mong muốn của CyberAgent là muốn Việt Nam có một sân chơi giúp các bên có thể kết nối sâu với nhau, không chỉ dành cho các quỹ mà còn hỗ trợ các startup. "Nhiều người cho rằng các startup thường rất bay bổng và mông lung, nhưng giữa một startup bay bổng và một startup thành công ranh giới rất mong manh. Nếu có sự hỗ trợ của các quỹ thì một số startup có thể trở thành một cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ xã hội và hành vi con người, do đó để hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam thành công thì làm sao phải hỗ trợ cho các startup tới nơi tới chốn. Nguồn lực của các quỹ không phải vô tận, nên việc thành lập liên minh là vô cùng cần thiết", ông Tuấn chia sẻ.

Ông Tuấn cho rằng mục tiêu của các quỹ vẫn là làm sao nuôi dưỡng được một vài công ty thành công, từ đó mới mang lại thành công của quỹ. Nếu các quỹ cùng nhau hỗ trợ cho cả hệ sinh thái và một vài công ty key thành công, thì sẽ sẽ tốt hơn. 

Theo ông Dennis Le, Giám đốc đầu tư quỹ Openspace Ventures, liên mình các quỹ đầu tư ngoài việc hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, còn là cầu nối giúp startup và nhà đầu tư nói chuyện được với nhau. Trước đây hoạt động đầu tư khởi nghiệp ở Việt Nam không có kênh chính thống, nếu có một data base để các các quỹ và startup cùng tham khảo và chia sẻ thì đó là điều rất tốt và có ích cho các bên. Ông Dennis Le cho rằng, nhìn sang thị trường Indonesia, các công ty công nghệ lớn như Gojek hay các ngân hàng rất sẵn sàng đầu tư vào các startup. Hiện nay ở Việt Nam cũng có một số ngân hàng và công ty lớn quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp, nếu liên minh các quỹ đầu tư ra đời và có thể cho các công ty công nghệ và ngân hàng lớn cùng tham gia, sẽ hỗ trợ cho kênh phân phối rất nhiều, đổi lại các startup cũng sẽ có các giải pháp giúp các doanh nghiệp lớn phát triển. Liên minh này hàng năm có thể có trao giải thưởng để tôn vinh các startup hay quỹ đầu tư, cũng như mang câu chuyện đến với các quỹ VC nước ngoài.

Ông Trần Anh Tùng - Managing Director - VIC Partners chia sẻ, hiện tại VIC có các nhóm trao đổi thường xuyên các thông tin về môi trường khớp nghiệp với các quỹ khác. Nếu thành lập liên minh thì phải làm nhiều hơn những gì đã xảy ra, chuyên nghiệp hơn. Ông Tùng cũng chia sẻ quan điểm hiện nay Việt Nam có nhiều tập đoàn lớn về viễn thông như FPT, Viettel hay các doanh nghiệp như Rạng Đông họ có các phòng nghiên cứu, hệ sinh thái hay co working space cung cấp cho các startup trong nước, hếu họ cùng tham gia sẽ rất tốt. Ông Tùng cũng chia sẻ hiện nay Trung tâm đổi mới sáng tạp quốc gia (NIC) đang có ý tưởng như vậy, kết nối liên minh để làm thật lớn. Chính phủ đã có Nghị định 94/2020 cho phép các startup trong danh mục của NIC được hưởng tất cả các ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ, tất nhiên là vẫn cần có chế tài và hướng dẫn cụ thể hơn để statup tham gia vào hệ thống của NIC, kết nối vào ý tưởng thành lập liên minh này.

Ông Tùng tiết lộ, hiện nay VIC Partners đang đầu tư 9 công ty tại Việt Nam. Quan điểm đầu tư của quỹ là các startup phải cân bằng giữa tăng trưởng và lợi nhuận, do đó, mặc dù Covid-19 đi qua càn quét rất nhiều startup trong năm qua nhưng hiện các công ty trong danh mục của quỹ vẫn trụ vững: có 4 công ty đạt điểm hoà vốn, 1-2 công ty tiệm cận được điểm hoà vốn và cần bơm tiền duwois 10.000 USD/tháng. "Họ vẫn chống chọi được với khó khăn, VIC tin tưởng vào những con người như vậy nên mình vẫn sẵn sàng đầu tư tiếp và giúp họ vượt qua giai đoạn này, VIC có chưa deal nào giải thể cả". ông Tùng chia sẻ.

Ông Tùng cũng đưa ra ví dụ về một đối tác thân thiết bên Singapore, trước đây quỹ này đã từng có ý định đầu tư vào VIC Partner nhưng do gặp khó khăn trong việc đầu tư vào Việt Nam nên hai bên giữ mối quan hệ thân thiết. Khi có deal, hai bên trao đổi với nhau và mỗi bên sẽ đánh giá deal theo cách của riêng mình và sau đó chia sẻ quan điểm với nhau. Ông Tùng cho rằng cách hợp tác liên minh như vậy sẽ giúp các quỹ tận dụng nguồn lực với bên khác, giảm thiểu rủi ro khi có đối tác khác cùng đầu tư với mình.

ch2101u-cao
Theo Theo Trí thức trẻ https://cafef.vn/de-xuat-thanh-lap-lien-minh-cac-quy-dau-tu-khoi-nghiep-20201123124742486.chn Copylink