Tuesday, Dec 20, 08:12 AM

Tận dụng công cụ số để tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp

Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp đã đạt được sự tăng trưởng ổn định trở lại nhờ vào việc mạnh dạn thay đổi, tin tưởng và tận dụng các công cụ số. Vậy làm cách nào để áp dụng chuyển đổi số đúng cách, giúp tăng “kháng thể” cho doanh nghiệp nhằm duy trì hoạt động kinh doanh bền vững trong tương lai?

Tận dụng công cụ số để tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp
Tận dụng công cụ số để tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp

Khả năng phục hồi của doanh nghiệp

Khả năng phục hồi của doanh nghiệp hay "Business Resilience" là khả năng doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi làm gián đoạn quá trình kinh doanh hiện tại. Trước đây các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuộng mô hình kỳ lân – tăng trưởng nhanh bằng mọi cách thì COVID-19 đã chứng minh đây không phải là một chiến lược giúp tất cả các doanh nghiệp tồn tại lâu bền.

Để đạt được khả năng phục hồi bền vững, doanh nghiệp cần phải có chiến lược trước khi thảm họa xảy ra, nếu xảy ra rồi mới lo chắp vá thì đã muộn, không khác gì "mất bò mới lo làm chuồng". Việc lên kế hoạch trước cũng giúp doanh nghiệp hạn chế sự thất thoát nguồn vốn, duy trì hoạt động liên tục và tăng khả năng chống đỡ trước những "đòn tấn công" bất ngờ.

Chuẩn bị trước để luôn chủ động

Các tình huống gây gián đoạn quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà chúng ta đã chứng kiến gần đây đó là:  "Làm việc tại nhà; Giãn cách xã hội; Hạn chế di chuyển/ du lịch; Gián đoạn chuỗi cung ứng''.

Tận dụng công cụ số để tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Các trở ngại doanh nghiệp gặp phải trong tình hình dịch bệnh

Tưởng chừng duy trì kinh doanh trong các bối cảnh trên là bất khả thi nhưng những công ty công nghệ lớn đã cho ra đời các giải pháp số hóa hiện đại, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi này. Xu hướng "Làm việc từ xa" với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại là một ví dụ điển hình. Theo khảo sát chuyên sâu của State of Remote Report 2020 cho biết 70% người được phỏng vấn cảm thấy hạnh phúc và thoải mái khi được làm việc ở nhà. Bên cạnh đó, mô hình làm việc linh hoạt này còn giúp doanh nghiệp chiêu mộ thêm nhiều nhân tài trên khắp thế giới, giúp nhà tuyển dụng mở rộng thêm nguồn nhân lực, và đem lại sự bình đẳng trong cơ hội việc làm cho người lao động. Chính những lợi ích thiết thực này mà mô hình làm việc từ xa đã nhanh chóng trở thành xu hướng toàn cầu, mở ra con đường mới trong công cuộc cải cách hệ thống hoạt động của các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0.

Tận dụng công cụ số để tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp - Ảnh 2.

70% Nhân viên hạnh phúc khi làm việc tại nhà (Nguồn: State of Remote Report 2020)

Tuy nhiên, làm thế nào để nhân viên có thể duy trì sự kết nối, giao tiếp, tương tác nhóm, cập nhật thông tin tức thì và đạt hiệu quả làm việc cao là những vấn đề mà doanh nghiệp lo ngại khi nói đến mô hình làm việc từ xa. Để giải quyết những bài toán hóc búa này, ông trùm công nghệ Microsoft thực hiện nghiên cứu và nâng cấp hàng loạt các công cụ văn phòng hiện đại trong hệ sinh thái Microsoft 365 nhằm tạo không gian làm việc thật trên môi trường ảo, đầy đủ tiện nghi, tính năng, thiết bị, giúp doanh nghiệp luôn an tâm khi vận hành mô hình làm việc từ xa.

Tận dụng công cụ số để tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp - Ảnh 3.

Các tính năng nổi bật của Microsoft Teams

Nổi bật nhất chính là Microsoft Teams - ứng dụng tương tác nhóm đa nhiệm với hàng loạt tính năng: chat, gọi, họp trực tuyến, chia sẻ dữ liệu, quản lý dự án... Microsoft cho biết đầu năm nay đã có 183,000 người dùng trên 175 quốc gia sử dụng Teams cho mục đích học tập, số phút gọi trên Teams mỗi ngày lên đến 2.7 tỷ phút. Mô hình hội họp của Teams được tích hợp nhiều tính năng hiện đại nhằm tối đa hóa hiệu quả làm việc của người dùng trong điều kiện làm việc từ xa.

Sự kết hợp của các "Gã khổng lồ" công nghệ

Microsoft đã tạo ra một Teams hoàn hảo, hợp nhất môi trường giao tiếp của giới văn phòng trên không gian mạng. Không ngoại lệ, hai tập đoàn công nghệ hàng đầu Adobe và Logitech cũng tham gia vào cuộc cách mạng số này.

Adobe đã cho ra đời giải pháp chữ ký điện tử Adobe Sign, giúp mọi tài liệu được ký và chuyển giao tự động qua các bộ phận liên quan một cách nhanh chóng. Với giải pháp này, hiệu suất làm việc của doanh nghiệp sẽ được cải thiện vì giảm tải các thao tác thủ công.

Logitech cũng không kém cạnh - cho ra mắt bộ thiết bị hội họp kết hợp với Teams tạo thành bộ công cụ hội họp bất khả chiến bại. Với bộ Logitech, người dùng chỉ cần một thao tác chạm vào thiết bị để tham gia hội họp, chia sẻ hình ảnh, thông tin, tài liệu mà không phụ thuộc vào thiết bị điện tử khác.

Để tìm hiểu thêm sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 thương hiệu này, hãy tham dự hội thảo trực tuyến với tiêu đề "Thiết lập trạng thái bình thường mới hậu COVID-19" được tổ chức bởi Softline, dự kiến với sự tham gia của các diễn giả đến từ Microsoft, Adobe và Logitech nhằm mang đến cho Quý doanh nghiệp cái nhìn rõ nhất về việc áp dụng các công cụ và thiết bị hiện đại để tổ chức làm việc từ xa hiệu quả.

Thông tin hội thảo trực tuyến: Thiết lập trạng thái bình thường mới hậu COVID-19

Thời gian: 10:00 Sáng| Thứ Ba | 15/12/2020

Nền tảng: Microsoft Teams

Đăng kí tại đây: https://softlinegroup.com.vn/events/thiet-lap-trang-thai-binh-thuong-moi-hau-covid-19  

Tận dụng công cụ số để tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp - Ảnh 4.

Softline là đối tác chiến lược toàn cầu của Microsoft, chuyên cung cấp các giải pháp số tiên tiến nhất trên thị trường như: Cloud, Modern Workplace, Security... Với 25 năm kinh nghiệm, Softline tự tin tư vấn, triển khai, hỗ trợ kỹ thuật và cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.

2945nh-d2945ng
Theo Theo Nhịp sống kinh tế https://cafef.vn/tan-dung-cong-cu-so-de-tang-kha-nang-phuc-hoi-cua-doanh-nghiep-20201207170729357.chn Copylink