Wednesday, May 22, 10:05 AM

Muốn đầu tư 4 dự án lớn tại Đắk Nông, Tập đoàn Việt Phương của đại gia Phương Hữu Việt ‘khủng’ cỡ nào?

Tập đoàn Việt Phương đang trong quá trình khảo sát và xin chủ trương đầu tư 4 dự án lớn tại Đắk Nông gồm: dự án tổ hợp Boxit - Alumin - Nhôm Đắk Glong; dự án điện gió nằm trên địa bàn huyện Tuy Đức, Đắk Song và Đắk Glong; khu

Muốn đầu tư 4 dự án lớn tại Đắk Nông, Tập đoàn Việt Phương của đại gia Phương Hữu Việt ‘khủng’ cỡ nào?
Muốn đầu tư 4 dự án lớn tại Đắk Nông, Tập đoàn Việt Phương của đại gia Phương Hữu Việt ‘khủng’ cỡ nào?

Tập đoàn Việt Phương đang trong quá trình khảo sát và xin chủ trương đầu tư 4 dự án lớn tại Đắk Nông gồm: dự án tổ hợp Boxit - Alumin - Nhôm Đắk Glong; dự án điện gió nằm trên địa bàn huyện Tuy Đức, Đắk Song và Đắk Glong; khu công nghiệp Nhân Cơ 2 và tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng tại TP. Gia Nghĩa.

Vào ngày 21/4, UBND tỉnh Đắk Nông đã có buổi làm việc với CTCP Tập đoàn Việt Phương để nghe báo cáo phát triển các dự án trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Phương đã tài trợ cho tỉnh Đắk Nông 1,2 triệu USD để thuê tư vấn nước ngoài tư vấn chiến lược quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài ra, CTCP tập đoàn Việt Phương thuộc Tập đoàn Việt Phương đã báo cáo về 4 dự án đang trong quá trình khảo sát và xin chủ trương đầu tư. Trong đó, bao gồm dự án tổ hợp bô xít - alumin - nhôm Đắk Glong nằm trên địa bàn huyện Đắk Glong với diện tích 600 ha, quy mô 2 triệu tấn alumin/năm, 600.000 tấn nhôm/năm. Dự án điện gió nằm trên địa bàn huyện Tuy Đức, Đắk Song và Đắk Glong với tổng công suất là 690 MW. Dự án tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng có quy mô 30 lô biệt thự, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại tọa lạc tại TP Gia Nghĩa.

Cuối cùng là dự án khu công nghiệp Nhân Cơ 2 với diện tích 400 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 4.200 tỷ đồng, nằm tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp. Mục tiêu của dự án KCN Nhân Cơ 2 là xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, thu hút các dự án phụ trợ cho công nghiệp khai thác, chế biến bô xít, điện phân nhôm và sản xuất các sản phẩm sau nhôm; các dự án có nguồn nguyên liệu đầu vào là nhôm; các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...

Để triển khai các dự án này, CTCP tập đoàn Việt Phương cũng đã kiến nghị với tỉnh Đắk Nông về việc thống nhất chủ trương đồng ý cho công ty được lập hồ sơ xin chủ trương đầu tư và triển khai các thủ tục đầu tư dự án khai thác, chế biến bô xít - alumin – nhôm; hỗ trợ giải phóng mặt bằng KCN Nhân Cơ. Đồng thời doanh nghiệp này cũng mong muốn tỉnh Đắk Nông có văn bản trình Bộ công thương bổ sung 6 dự án điện gió của tập đoàn vào quy hoạch điện VIII.

Tiềm lực ‘hệ sinh thái’ Việt Phương của đại gia Phương Hữu Việt

CTCP Tập đoàn Việt Phương (VPG) tiền thân là Công ty TNHH Thương mại, Đầu tư và Du lịch Việt Phương, được thành lập ngày 05/01/1996. Đại gia đứng sau VPG chính là ông Phương Hữu Việt (SN 1964) là tiến sỹ kinh tế và đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong quản lý kinh tế. Ông cũng là một trong những doanh nhân Việt thành danh từ Đông Âu. Giai đoạn 1982-1988, ông học Đại học Hàng Hải Odessa tại Nga.

Giai đoạn 1989 - 1995, ông Phương Hữu Việt về nước công tác tại Bộ Công An, được biệt phái làm Chủ tịch Công ty Thương mại, Đầu tư và Du lịch Việt Phương nay là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (đến tháng 3/2011).

Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam – Liên bang Nga, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Ukraina, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Muốn đầu tư 4 dự án lớn tại Đắk Nông, Tập đoàn Việt Phương của đại gia Phương Hữu Việt ‘khủng’ cỡ nào?

Ông Phương Hữu Việt đóng vai trò quan trọng tại VIETABANK cũng như Việt Phương Group

Theo giới thiệu, hiện nay Việt Phương là tập đoàn đầu tư đa ngành với hàng chục công ty thành viên đang hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như: khoáng sản, dược phẩm – y tế, ngân hàng, bất động sản, năng lượng.

Đối với lĩnh vực khoáng sản, các dự án của Việt Phương trải rộng từ Bắc vào Nam. Với lĩnh vực này, VPG đã và sẽ đầu tư quy mô lớn vào các khoáng sản như: cát trắng, đá vôi, bô xít, đá hoa trắng, đất hiếm, chì, kẽm…

Hiện tại, VPG đang sở hữu những mỏ khoáng sản quy mô lớn tại Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam… và Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông (Lào). Tiêu biểu như tại Huế, VPG sở hữu mỏ cát trắng Phong Điền với trữ lượng 27 triệu tấn. Công suất khai thác hơn 1 triệu tấn/năm.

Đối với lĩnh vực dược phẩm – y tế, năm 2016 VPG tham gia mua cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm - Mã CK: DVN). Tuy nhiên, gần đây VPG đã đăng ký bán toàn bộ 40,29 triệu cổ phiếu (tương đương 17% vốn điều lệ) của DVN. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 1/4 – 29/4/2022 theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh. Chốt phiên giao dịch ngày 26/4, DVN đóng cửa ở mức 20.300 đồng/cp. Nếu tính theo mức giá này, VPG sẽ thu về hơn 818 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực tài chính, Việt Phương là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank (VAB). Ngân hàng TMCP Việt Á được thành lập vào ngày 4/7/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng hoạt động lâu năm trên thị trường tài chính Việt Nam là CTCP Tài chính Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng.

Tính đến ngày 25/6/2021, CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Phương đang sở hữu 12,21% vốn của thương hiệu VietABank. Doanh nhân Phương Hữu Việt bắt đầu đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT VietABank từ tháng 9/2011. Sau hơn 10 năm đến tháng 9/2021, ông chính thức từ nhiệm vị trí chủ tịch và “nhường ghế” cho cháu mình là ông Phương Thành Long. Sau khi từ nhiệm, ông Phương Hữu Việt vẫn là Thành viên HĐQT của ngân hàng.

Muốn đầu tư 4 dự án lớn tại Đắk Nông, Tập đoàn Việt Phương của đại gia Phương Hữu Việt ‘khủng’ cỡ nào?

Tính đến ngày 25/6/2021, CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Phương đang sở hữu là 12,21% vốn của VietABank. Ảnh: FB VietABank

Đối với lĩnh vực bất động sản, VPG đang đầu tư trong lĩnh vực bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng; bất động sản hạ tầng, công trình công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Những dự án nổi bật của VPG có thể kể đến như: Sơn Trà Resort & Spa Đà Nẵng, công trình Tòa thị chính Viêng Chăn (Lào)…

Trong lĩnh vực năng lượng, doanh nghiệp này đặt tham vọng trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh trên thị trường về cung cấp nguồn năng lượng điện. Hiện nay, VPG đang sở hữu loạt dự án thủy điện như: Thủy điện Nậm Be (Tân Uyên, Lai Châu); Thủy điện Tà Niết (Mộc Châu, Sơn La); Thủy điện Mường Mươn và Thủy điện Huổi Vang (Mường Chà, Điện Biên); Thủy điện Chấn Thịnh (Văn Chấn, Yên Bái), Thủy Điện A Vương 3 và 5 (Đông Giang, Quảng Nam).

Ngoài ra, Việt Phương còn là cổ đông của CTCP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh – doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án thủy điện nhỏ ở khu vực Tây Nguyên như: Tà Vi, Đăk Bla 1, Đăk Ne, Đăk Pia.

Cập nhật kết quả kinh doanh, theo dữ liệu từ VietTimes cho thấy kết quả kinh doanh của CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (VPG) – pháp nhân lõi của tập đoàn Việt Phương giai đoạn từ năm 2016-2019 không mấy nổi bật.

Muốn đầu tư 4 dự án lớn tại Đắk Nông, Tập đoàn Việt Phương của đại gia Phương Hữu Việt ‘khủng’ cỡ nào?

Kết quả kinh doanh của VPG giai đoạn 2016-2019. Nguồn: viettimes

Năm 2019, VPG ghi nhận doanh thu thuần cao gấp 115,4 lần so với năm 2018 đạt 473,29 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lãi chỉ vỏn vẹn 2,82 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, VPG có quy mô tổng tài sản 2.545,26 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 1.654,13 tỷ đồng.

Theo nhaquanly.vn/ https://tainguyenvamoitruong.vn/muon-dau-tu-4-du-an-lon-tai-dak-nong-tap-doan-viet-phuong-cua-dai-gia-phuong-huu-viet-%E2%80%98khung%E2%80%99-co-nao-cid12883.html

object