Thursday, Dec 20, 03:12 AM

Học viện Y Dược học Cổ truyền– Bản lĩnh; Đổi mới; Sáng tạo, Vươn tới những tầm cao

TN&MT Thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của năm học 2019- 2020 sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển của Học viện trong những năm tiếp theo, là cơ sở để phấn đấu, định hướng ứng dụng đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2025 trở thành trường đại học có uy tín trong khu vực và cả nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong ngành YHCT.

Học viện Y Dược học Cổ truyền– Bản lĩnh; Đổi mới; Sáng tạo, Vươn tới những tầm cao
Học viện Y Dược học Cổ truyền– Bản lĩnh; Đổi mới; Sáng tạo, Vươn tới những tầm cao


         

Học viện Y Dược học Cổ truyền

 Trong giai đoạn phát triển mới, từ năm học 2019- 22030 Học viện y – dược học cổ truyền Việt Nam sẽ kiên trì, kiên định cạnh tranh công bằng, lành mạnh với tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong việc thu hút sinh viên bằng chất lượng đào tạo, môi trường làm việc và học tập nghiêm túc, trong sạch, không có tiêu cực, thái độ phục vụ thân thiện.

Mặc dù sự ra đời và phát triển của Y học hiện đại, điển hình là phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây là một thành tựu to lớn và có ý nghĩa của loài người, tuy nhiên y học cổ truyền (YHCT) vẫn có vị thế quan trọng được các nước trên thế giới công nhận. Không chỉ châu Á, nhiều nước Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ hay các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe. Xác định được vấn đề cốt yếu đó, với truyền thống hơn 61 năm xây dựng, đến nay Học viện Y Dược học Cổ truyền đã lớn mạnh về mọi mặt, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, được xã hội đánh giá cao, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các nước bạn ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng nhất; Huân chương Độc lập hạng nhất, Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Học viên hôm nay rất đỗi tự hào vì đang là chủ nhân của một trong những cái nôi đầu ngành về Y học Cổ truyền và giáo dục của đất nước với Phương châm đào tạo: “Học viện Y Dược học Cổ truyền– Bản lĩnh; Đổi mới; Sáng tạo, Vươn tới những tầm cao” và luôn kiên trì thực hiện, tiếp tục xây dựng văn hóa chất lượng, tiếp tục phấn đấu với những khát vọng và mục tiêu cao hơn nữa, để luôn xứng đáng là Học viện anh hùng. Đồng thời cũng đảm bảo chất lượng giảng dạy không ngừng theo đúng tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành TƯ ban hành về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.

Đổi mới phương cách giảng dạy, lấy “đào tạo- nghiên cứu” làm nòng cốt

Điểm sáng đáng ghi nhận của Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam là: Tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức Học viện đã có nhiều nỗ lực trong công tác lãnh đạo, thực hiện nhiều giải pháp đổi mới trong giảng dạy; phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, đáp ứng chuẩn đầu ra; tham gia tích cực có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của thành phố và khu vực; chuẩn bị tốt công tác kiểm định đánh giá ngoài đạt chất lượng và tiến độ; tham gia tích cực với vai trò một trường đại học trong công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng và phát triển chương trình cùng hệ thống các trường y để trang bị cho sinh viên ra trường có khả năng phục vụ người dân ngày một cao hơn.

Nhìn lại một năm qua, thầy và trò Học viện y – dược học cổ truyền Việt Nam đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực, đã có gần 1000 sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường, có nhiều giảng viên, cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học các cấp, Bệnh viện Tuệ Tĩnh là Bệnh viện đa khoa Hạng II với 280 giường bệnh ngày một khẳng định thêm uy tín, là điểm đến tin cậy của bệnh nhân khi cần. Đây cũng là động lực tạo nên nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới của Học viện.

Tiếp tục đẩy mạnh về xây dựng và thực hiện chuẩn đầu ra trong đào tạo đối với các đối tượng: YHCT, YĐK, Dược sỹ và sau đại. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Ban lãnh đạo Học viện đã lồng ghép, kết nối để phát huy năng lực, chuyên môn của tất cả các cán bộ, giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng bằng việc đưa ra những yêu cầu báo cáo các kế hoạch giảng dạy khoa học cụ thể trên cơ sở chất lượng và đạt chuẩn đầu ra của Học viện. Theo đó, sinh viên, học viên cũng có được sức hút tạo sự say mê, sáng tạo trong học tập và vận dụng vào thực tiễn chuyên môn.

Đặc biệt, trong năm học 2019-2020, Học viện tăng cường quản lý đào tạo tại các bệnh viện thực hành, với mục tiêu sinh viên được tiếp cận nhiều nhất với người bệnh trong khám và điều trị bệnh, dưới sự hướng dẫn tận tình (cầm tay, chỉ việc) của các thầy cô thỉnh giảng tại các bệnh viện.

Học viện đã, đang và sẽ đào tạo theo hướng đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp phải có đủ kiến thức, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động mở. Đồng thời, Học viện đã đề cao việc phải trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn trong công tác tư vấn, tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp bằng cách chủ động sự ủng hộ của các sở, ban, ngành, sự phối hợp với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lao động trong và ngoài nước. Học viện luôn phát động phong trào học tập cho sinh viên dưới nhiều hình thức như: Thông qua các câu lạc bộ sinh viên; trong các phong trào của Đoàn thanh niên,… Khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên, lấy sáng tạo của sinh viên làm thước đo cho sự phát triển của đào tạo.

Công tác nghiên cứu khoa học tại Học viện cũng được đẩy mạnh trong tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên. Năm 2020, Học viên có 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và thành phố đã và đang triển khai; 5 công bố quốc tế. Phát huy sự sáng tạo, ý tưởng trong NCKH, các ý tưởng hay của giảng viên cũng như sinh viên đều được Học viện quan tâm và tạo điều kiện để phát triển theo đúng hướng nghiên cứu của Học viện. Khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Tập trung đổi mới nội dung chương trình đào tạo; tiếp tục phát triển nguồn lực trí tuệ bằng việc đẩy mạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài; đồng thời tăng cường hợp tác để phát triển các nguồn tài chính đầu tư cho nghiên cứu khoa học, thực hiện chính sách khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, để nhiều người có công trình được công bố quốc tế.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng liên kết đào tạo

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước đồng bộ, hiện đại phục vụ đào tạo và các hoạt động của nhà trường, ưu tiên hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, Labo thực hành, thư viện, tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của sinh viên. Tăng cường cơ sở vật chất đi đôi với cải tiến chế độ và phong cách phục vụ tại các khu vực hành chính, thư viện; tiếp tục cải tạo khuôn viên Học viện theo hướng “sáng, xanh, sạch, đẹp”. Được biết, trong tương lai Học viện sẽ tiếp tục triển khai dự án cơ sở 2 ở Quốc Oai (Hà Nội) với mức đầu tư 2860 tỷ đồng.

Được biết, Học viện đã, đang và tiếp tục mở rộng việc liên kết đào tạo, trong đó vó việc liên kết đào tạo Trường ĐH Trung Y dược Thiên Tân. Việc tổ chức liên kết trong đào tạo này, Học viện đã được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép. Chính vì vậy mà Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã tiến hành tổ chức đào tạo liên kết với nhiều Bệnh viện trong cả nước và một số trường đại học như Trường đại học Trung Y dược học Thiên Tân. Với Trường Đại học Thiên Tân từ năm 2008, đến bây giờ đã được 11 năm. Sau 11 năm đào tạo, hiện đã có hàng trăm sinh viên đã tốt nghiệp ra trường, nhiều sinh viên hiện nay đang giữ những vị trí chủ chốt của nhiều khoa, phòng của các Bệnh viện Y học cổ truyền trên địa bàn cả nước. Điều đặc biệt hơn nữa là việc đào tạo liên kết này đã làm thỏa mãn những em có niềm đam mê ngành Y dược học cổ truyền, từ đó các em mới phát huy được những sở trường của mình.

Nhưng vẫn còn hạn chế, khó khăn và nỗ lực khắc phục

Song hành với những mặt mạnh, thời cơ và thành quả đã gặt hái được, Học viện cũng mạnh dạn nhìn nhận những hạn chế và thách thức phải đối mặt. Những hạn chế đó là: Năng lực giảng dạy và nghiên cứu của một số giảng viên chưa đáp ứng toàn vẹn so với yêu cầu thực tiễn cần và hội nhập quốc tế (nhất là trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0); Vấn đề việc làm của người học sau tốt nghiệpvẫn luôn là bài toán nan giải; các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục kết thúc, nên việc phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị gặp nhiều khó khăn, do nguồn thu sự nghiệp chỉ đủ đảm bảo chi thường xuyên;…

Để tiếp tục được có thêm cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, Học viện đề xuất Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ đầu tư một số trang thiết bị trong phòng thực hành và ở một số khoa ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh để đạt yêu cầu cho đào tạo người học đạt chuẩn năng lực mà Bộ Y tế đã và sẽ ban hành.

Sỹ Tùng

Theo tainguyenvamoitruong.vn http://tainguyenvamoitruong.vn/hoc-vien-y-duoc-hoc-co-truyen-ban-linh-doi-moi-sang-tao-vuon-toi-nhung-tam-cao/ Copylink