Sunday, Apr 22, 07:04 PM

Tìm ra điểm yếu của gấu nước - sinh vật 'bất tử'

Gấu nước, được mệnh danh là sinh vật "bất tử" khi có thể sống sót ở ngoài vũ trụ và trong môi trường nhiễm phóng xạ hay hạt nhân, có thể bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ với một thứ không khó để kiếm: dịch nhầy ốc sên.

Tìm ra điểm yếu của gấu nước - sinh vật 'bất tử'
Tìm ra điểm yếu của gấu nước - sinh vật 'bất tử'

Tardigrades, có tên gọi "thân mật" khác là gấu nước, được cho là loài động vật khó tiêu diệt nhất trên thế giới, đã tồn tại trên Trái đất khoảng 530 triệu năm, trước cả khi khủng long xuất hiện. Chúng là loài mang đặc tính có phần quái dị và là đề tài nghiên cứu hấp dẫn, quan trọng của các nhà khoa học trong nhiều năm qua. Một số con gấu nước bị đóng băng trong 30 năm đã được hồi sức thành công vào năm 2016 và ngay lập tức bắt đầu sinh sản sau đó.

Chúng có thể tồn tại ở mọi môi trường sống: từ nơi nước mặn đại dương, vùng sông nước lợ, nước ngọt ao sông hồ, đầm lầy; giữa áp suất mạnh, bức xạ cực tím, môi trường chân không, hay thậm chí cả ngoài Trái đất...

Có hơn 900 loài gấu nước được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những ngọn núi cao nhất đến những đại dương sâu nhất. Chúng vẫn sống ngay cả khi đun sôi, đóng băng, làm khô, phơi nhiễm phóng xạ và còn sống đến tận 10 năm sau khi ở trong trạng thái "khô". Chỉ cần gặp nước, cơ thể chúng sẽ hồi sinh.

t236m-ra-diem-yeu-cua-gau-nuoc-sinh-vat-39bat-tu39_1.jpeg
Gấu nước - sinh vật "mạnh" nhất Trái Đất đã tồn tại trước cả khủng long. Ảnh: Nature.

Trong công bố trên Scientific Reports mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Adam Mickiewicz, Ba Lan cho biết họ đã tìm ra điểm yếu của Tardigrade, đó là chất nhầy của ốc sên.

Mặc dù nghe qua thì đi "du lịch" bằng ốc sên có vẻ không quá nhanh, nhưng rõ ràng với những đôi chân bé xíu của gấu nước, đây đã là những chuyến hành trình siêu tốc. Và ốc sên là lựa chọn thú cưỡi thích hợp nhất bởi nó cũng là loài thích tìm những nơi ẩm ướt - môi trường mới thích hợp cho gấu nước - và cũng là một vật chủ đủ ẩm ướt để giữ cho kẻ đi phượt nhiều chân sống sót khi bám trên chúng.

Để kiểm tra giả thuyết "đi nhờ" này, các nhà khoa học đã thu thập ốc sên trong rừng, là loài Cepaea nemoralis, bên cạnh loài gấu nước Milnesium inceptum. Cả hai loài cùng tồn tại trong các hệ sinh thái trên cạn ở Tây Âu và cả hai đều hoạt động mạnh nhất trong điều kiện ẩm ướt.

Họ cho những con ốc sên bò qua bề mặt có Tardigrade ở đó. Kết quả là những con Tardigrade ngay lập tức bám vào ốc sên để "đi nhờ". Điều thú vị là các chuyên gia phát hiện ra rằng sau khi bám vào ốc sên và bị bao phủ bởi lớp chất nhầy mà ốc sên tiết ra, Tardigrade rất nhanh bị khô. Cho dù sau đó được bù nước thì chỉ 34% trong số những con Tardigrade sống sót.

t236m-ra-diem-yeu-cua-gau-nuoc-sinh-vat-39bat-tu39_2.jpeg
Chất nhầy ốc sên là điểm yếu bất ngờ của loài gấu nước. Ảnh: National Geographic. 

Điều này có nghĩa rằng chất nhầy ốc sên chính là điểm yếu đồng thời cũng có thể là cách để loài Tardigrade di chuyển xa hơn.

Mặc dù vậy, tỉ lệ gấu nước chết vì chất nhầy ốc sên không ảnh hưởng đến số lượng loài này. Vì với khả năng sinh sản vô tính, chỉ cần một con sống sót, Tardigrade có thể thiết lập một quần thể khác ở môi trường mới.

Chỉ một phần nhỏ những con gấu nước - khoảng 34% - có thể hồi sinh từ trạng thái tun sau 24 giờ từ đám chất nhầy này. Để so sánh, 98% số gấu nước không tham gia hành trình du lịch đã hoạt động trở lại hoàn toàn sau khi chúng được bù nước.

Theo các nhà khoa học, việc vô tình phát hiện ra điểm yếu của loài Tardigrades sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới mẻ về khả năng sống sót của loài này, cũng như tác dụng, ảnh hưởng của chất nhầy ốc sên trong các ứng dụng hóa sinh khác.

minh-tu40525n-nature-national-geographic
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/tim-ra-diem-yeu-cua-gau-nuoc--sinh-vat-bat-tu-5684332.html Copylink