Tuesday, Mar 24, 03:03 PM

Lĩnh vực sản xuất điện tử, chíp bán dẫn đang được Việt Nam thu hút đầu tư

Phát biểu tại Hội nghị Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 diễn ra vào ngày 26/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, lĩnh vực sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là

Lĩnh vực sản xuất điện tử, chíp bán dẫn đang được Việt Nam thu hút đầu tư
Lĩnh vực sản xuất điện tử, chíp bán dẫn đang được Việt Nam thu hút đầu tư

Sản xuất thông minh trở thành một xu thế tất yếu với việc ứng dụng công nghệ số hóa vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng suất lao động, tiết kiệm đáng kể chi phí, đặc biệt là chi phí nhân công, bảo vệ môi trường cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh. 

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, sự ổn định về chính trị, xã hội với thị trường hơn 100 triệu dân, một Chính phủ kiến tạo với các chính sách quyết liệt và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị nhằm hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chuyển đổi số... nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng” … đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Việt Nam đang thu hút các dự án FDI về công nghiệp bán dẫn với giá trị hàng tỷ USD
Việt Nam đang thu hút các dự án FDI về công nghiệp bán dẫn với giá trị hàng tỷ USD

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cũng đưa ra nhận định: “Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về thu hút FDI và đặc biệt là đối với ngành điện tử, bán dẫn đang rất khốc liệt vì các quốc gia đều thấy lợi ích, tiềm năng và quy mô của ngành này là rất lớn, đến năm 2030 có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Nước nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt thì sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới”.

Ông Lê Anh Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản công nghiệp và cho thuê A+ tại Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 cho biết, các chuyên gia và nhà đầu tư sẽ cùng thảo luận về xu hướng và sự phát triển mới của ngành công nghiệp sản xuất thông minh, tạo nên một bức tranh tổng thể mới cho ngành công nghiệp sản xuất thông minh của Việt Nam và toàn cầu. Qua đó, các bên tham gia sẽ cùng nhau khám phá cách thức sản xuất thông minh, tìm kiếm cơ hội phát triển chung và đạt được kết quả cùng có lợi trong bối cảnh các dòng đầu tư sản xuất toàn cầu đang dịch chuyển.

“Tham gia Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, điện tử, sản xuất thông minh phục vụ chuỗi cung ứng toàn cầu. Đó là các doanh nghiệp Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… đã có mặt tại Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng trong ngành sản xuất linh kiện điện tử và bán dẫn đang xem xét đầu tư để đón đầu cơ hội hợp tác với các đại bàng công nghệ nguồn như NIVIDA (Mỹ), ASML (Hà Lan), Amkor, Seojin (Hàn Quốc), các tập đoàn sản xuất bán dẫn của Nhật Bản, Trung Quốc đang có kế hoạch đổ bộ vào Việt Nam. Đây chính là những điểm nhấn kích hoạt làn sóng đầu tư lần thứ 4 bắt đầu từ năm 2024”, ông Lê Anh Dũng nói.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho biết, để tiếp tục tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các Dự án công nghệ cao, công nghiệp điện tử bán dẫn, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường với các sản phẩm có giá trị thương mại mang tính cạnh tranh cao, Thành phố Hà Nội xác định mục tiêu trong giai đoạn đến năm 2025 có 2 đến 5 KCN mới được thành lập, tạo mặt bằng sạch để thu hút các dự án đầu tư.

Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: BNEWS/TTXVN
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Trong đó, Thành phố trong đó sẽ ưu tiên thu hút đầu tư có chọn lọc, trong đó ưu tiên tiếp nhận các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường với các sản phẩm có giá trị thương mại mang tính cạnh tranh cao nhằm tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Ông Ranjit Thambyrajah, Chủ tịch Acuity Funding nhìn nhận, khi sản xuất tại Việt Nam trở nên tinh vi hơn, nhu cầu về lực lượng lao động lành nghề sẽ tăng lên. Để chuẩn bị cho nhu cầu này, Việt Nam sẽ cần đầu tư hơn nữa vào giáo dục và đào tạo để cung cấp cho các ngành công nghiệp lực lượng lao động có năng lực. Cũng cần xây dựng các Khu công nghiệp tích hợp đầy đủ và trung hòa năng lượng phù hợp với tương lai của sản xuất. Sự gia tăng dự kiến trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và hậu cần.

Diễn đàn có sự tham dự của 600 đại biểu là Đại diện từ Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ, Ban Quản lý Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, các đơn vị tư vấn xúc tiến đầu tư và các công ty kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp/cụm công nghiệp của Việt Nam. 

Đặc biệt, khoảng 300 đại biểu tham dự là đại diện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử, sản xuất đang hoạt động tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn, thiết bị của Việt Nam.

Thiên Trường (t/h)
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/linh-vuc-san-xuat-dien-tu-chip-ban-dan-dang-duoc-viet-nam-thu-hut-dau-tu-a216311.html Copylink