Những “cú hích” tạo nên sự phát triển thần kỳ của khu Đông Hà Nội
Tỉ lệ đô thị hóa ở Hà Nội đến năm 2025 sẽ đạt khoảng hơn 60%. Tuy nhiên, tại những khu vực sở hữu hàng loạt ưu thế vượt trội về hạ tầng và chất lượng, đẳng cấp sống như khu phía Đông, quá trình này sẽ được tăng tốc nhờ những “cú hích” bứt phá.
Hạ tầng giao thông “lột xác” ngoạn mục
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 đã mở đường cho sự phát triển không gian của thành phố Hà Nội về nhiều hướng khác nhau. Theo đó, khu vực nội đô hiện hữu sẽ kéo dài phía Tây, Nam tới đường vành đai 4; phía Bắc tới khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông tới Gia Lâm, Long Biên.
Để thực hiện quy hoạch, thành phố Hà Nội đã ưu tiên dành nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông để tạo lực đẩy có tính chất “đi trước, dẫn đầu”. Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, có tới 38/52 công trình trọng điểm của Hà Nội là thuộc lĩnh vực này, chiếm tỉ lệ 73%. Trong cơ cấu nguồn vốn gần 200 nghìn tỉ đồng đầu tư công trung hạn từ nay tới năm 2025, vốn dành cho hạ tầng cũng chiếm khoảng 70%.
Nhờ được đầu tư mạnh mẽ, thêm nhiều tuyến đường mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong thời gian qua, đột phá hơn cả là ở 2 cực phía Đông và phía Tây Hà Nội. Cụ thể, các công trình có tính chất điểm nhấn ở phía Tây có thể kể tới như Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, Lê Văn Lương - Tố Hữu, Lê Trọng Tấn, cùng đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, buýt nhanh BRT... Kéo theo đó là hành trình “Tây tiến” mạnh mẽ của hành loạt cơ quan nhà nước, định hình vai trò của một trung tâm hành chính mới ở Thủ đô.
Trong khi đó, ở khu vực phía Đông, 2 bờ sông Hồng, sông Đuống liên tục được nối liền bởi các cây cầu mới như Nhật Tân, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Đông Trù. Hiện tại, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có mức vốn 2.500 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến sẽ hợp long các nhịp chính trước tháng 4/2023; hoàn thành trước tháng 6/2023. Đáng nói là các cây cầu hiện hữu sẽ đấu nối với các tuyến đường trọng điểm, như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái mở ra khả năng siêu kết nối cho cả khu vực.
Nằm ở vị trí cửa ngõ Thủ đô, có lợi thế cầu nối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Đông trong tương lai sẽ trở thành trung tâm kinh tế sôi động, có các hoạt động giao thương sầm uất, với các lĩnh vực được tập trung phát triển là thương mại, giáo dục, y tế gắn với các ngành công nghiệp công nghệ cao. Vào năm 2023, Gia Lâm cũng sẽ hoàn thành mục tiêu lên quận, đảm nhiệm chức năng trung tâm tài chính mới của thành phố.
Các đại đô thị biển khiến phía Đông “bứt tốc”
Góp phần vào sự phát triển thần kỳ của đô thị Hà Nội còn có vai trò của các doanh nghiệp bất động sản lớn với hàng loạt dự án đình đám, khiến bộ mặt đô thị thay da, đổi thịt, đồng thời mang tới những chuẩn mực sống đẳng cấp chưa từng có. Trong đó, năm 2022, khu vực phía Đông “bùng nổ” khi thương hiệu hàng đầu Vinhomes liên tục ra mắt các đại đô thị biển mang đậm phong cách nghỉ dưỡng.
Tại thời điểm này, thị trường đang xôn xao trước thông tin Vinhomes sắp chính thức ra mắt Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown. Đây là mảnh ghép hoàn chỉnh “siêu quần thể đô thị biển” có quy mô lên tới 1.200 ha - lớn nhất khu vực cho tới thời điểm này. Dự án được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú hích đột phá cho sự phát triển của khu Đông nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Theo đó, Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown sẽ là điểm đến mới dành riêng cho giới thượng lưu, với tiêu chuẩn sống nghỉ dưỡng suốt 365 ngày trong năm. Đảm bảo cho chất lượng sống vượt trội này là hệ thống tiện ích sang trọng mang đậm phong cách resort biển với những siêu tiện ích lần đầu tiên xuất hiện như Vịnh biển Bốn mùa Paradise Bay với công viên nước mini từ VinWonders, Bộ đôi hồ bơi phong cách Olympic, Hồ bơi nước mặn trong nhà mang tới đặc quyền tắm biển 365 ngày/năm…
Chỉ cách đây 5 tháng, Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire đã tạo “cơn địa chấn” cho phía Đông Hà Nội với các phiên mở bán “ra mắt tới đâu, cháy hàng tới đó”. Tiến độ xây dựng cũng đang thiết lập những kỷ lục mới để tới tháng 12 năm nay, sẽ có tới 7.000 căn thô được bàn giao tới tay khách hàng. Đáng chú ý là ngay từ khi ra mắt, quần thể tiện ích tại đây đã đi vào vận hành, mang tới những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho cư dân. Trong đó, hấp dẫn hơn cả là Tổ hợp công viên Biển tạo sóng nhân tạo Royal Wave Park diện tích 18 ha - lớn nhất thế giới, với điểm nhấn là Hồ nước mặn hàng đầu châu Á Laguna rộng 9,3 ha; công viên cát Sandy Park hơn 10.000 m2...
Trước đó, những mảnh ghép đầu tiên của “siêu quần thể đô thị biển” chính là “thành phố biển hồ” Vinhomes Ocean Park. Với nỗ lực mang biển về trong lòng thành phố của chủ đầu tư, phía Đông Hà Nội đã có thêm các công trình có ý nghĩa biểu tượng là “kỳ quan” Hồ nước mặn Crystal Lagoons rộng 6,1 ha và Hồ Ngọc Trai rộng 24,5 ha.
Cùng với đặc quyền sống giữa thiên nhiên, trong lòng các đại đô thị biển của Vinhomes ở phía Đông Hà Nội còn có sự hiện diện của “hệ sinh thái” các dịch vụ mang “họ Vin” lớn nhất từ trước tới nay. Đó là 2 trung tâm thương mại Vincom, 2 hệ thống giáo dục chuẩn Vinschool, 2 bệnh viện đa khoa Vinmec chuẩn 5 sao, tòa nhà văn phòng TechnoPark đạt tiêu chuẩn xanh LEED Platinum, đại học tinh hoa VinUni… Các ưu thế này tích hợp cùng nhau đã hút hàng vạn cư dân dịch chuyển “sang sông”, tạo nên một cực tăng trưởng mới, một biểu tượng thịnh vượng mới phía Đông Hà Nội.