Monday, Jan 25, 09:01 AM

Việt Nam trồng được loại quả quý hiếm chỉ mọc tại số ít quốc gia

Loại cây quý hiếm đắt đỏ này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới cho thu hoạch. Nhờ loại cây này Việt Nam đã thu về hơn 27 triệu USD kể từ đầu năm, 30 quốc gia liên tục mua hàng

Việt Nam trồng được loại quả quý hiếm chỉ mọc tại số ít quốc gia
Việt Nam trồng được loại quả quý hiếm chỉ mọc tại số ít quốc gia

Quả bạch đậu khấu - loại quả gia vị triệu đô đắt đỏ của thế giới là một loại gia vị được xếp hạng đắt thứ trên thế giới, đứng sau nhụy hoa nghệ tây và vani.

Loại quả này cũng được bán với giá siêu đắt đỏ, thậm chí có thời điểm có giá lên đến 90 USD cho 1 kg, tương đương hơn 2,3 triệu đồng. Đáng chú ý loại quả này lại có rất nhiều ở Việt Nam và mang lại giá trị xuất khẩu cao.

Tại Việt Nam, bạch đậu khấu mọc ở các vùng núi cao và có khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, Lào Cai... Thông thường, bạch đậu khấu cao khoảng 2 – 3 m và là loài cây sống lâu năm.

Hoa của loài cây này màu trắng tím, thường mọc thành cụm ở gốc của thân mang lá. Hoa và quả bạch đậu khấu là những bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, quả được thu hái ở những cây có tuổi đời ít nhất 3 năm tuổi trở lên.

Ảnh minh họa (Ảnh: internet)
Ảnh minh họa (Ảnh: internet)

Anh em của bạch đậu khấu là quả nhục đậu khấu, có nguồn gốc từ quần đảo Maluku (Indonesia) và được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới như ở Campuchia, Ấn Độ và Malaysia.

Tại Trung Quốc, cây được trồng thử nghiệm và phát triển tốt ở các tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.

Ở nước ta, cây nhục đậu khấu thường sẽ phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Cây có thể thu hoạch sau 7-8 năm, mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần vào các tháng 11-12 và tháng 4-6.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2024 Việt Nam đã xuất khẩu được 3.402 tấn bạch đậu khấu - nhục đậu khấu với kim ngạch đạt 27,6 triệu USD, so với năm 2023 lượng xuất khẩu giảm 4,2% tuy nhiên kim ngạch tăng 1,0%. Nedspice, Olam và Tuấn Minh là 3 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất đạt lần lượt 1.868 tấn, 766 tấn và 240 tấn.

Hiện có khoảng 30 thị trường nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, trong đó Hà Lan, Mỹ và Anh là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này của Việt Nam với thị phần lần lượt là 31%, 15% và 11,2%.

Trước đó trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 3.551 tấn bạch đậu khấu - nhục đậu khấu với tổng kim ngạch xuất khẩu 27,4 triệu USD. Hà Lan, Trung Quốc và Mỹ là 3 quốc gia nhập khẩu chủ yếu lần lượt đạt 923 tấn, 756 tấn và 484 tấn.

Tại Việt Nam, bạch đậu khấu không chỉ được dùng như gia vị mà còn là vị thuốc Đông y thường dùng trong các vấn đề sức khỏe như chán ăn, đau họng, cảm lạnh, ợ hơi, co thắt bụng... Nhục đậu khấu được dùng làm gia vị phổ biến và được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh Đông y.

Việt Nam là quốc gia mạnh về gia vị. Hiện tại nước ta có 500.000 ha các loại cây gia vị, với khoảng 400 doanh nghiệp và hàng trăm nghìn hộ nông dân nhỏ lẻ tham gia vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này. Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gia vị của Việt Nam đến năm 2025 có thể đạt khoảng 2 tỷ USD, với khối lượng xuất khẩu khoảng 500.000 tấn.

Các quốc gia châu Âu mang lại nhiều cơ hội nhất là Đức, Anh, Hà Lan và Tây Ban Nha. Dựa trên số liệu thống kê nhập khẩu, các loại gia vị và thảo dược có thị phần và hiệu quả tốt nhất tại thị trường châu Âu là gừng, nghệ, hồ tiêu, quế, húng tây và nhục đậu khấu.

Tại châu Âu, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gia vị hữu cơ được dự báo sẽ đặc biệt cao ở Thụy Điển và Anh (hơn 5,5% mỗi năm trong 7 năm tới). Nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại gia vị được sản xuất bền vững, nguồn gốc mới, việc sử dụng gia vị, hương liệu trong ẩm thực quốc tế là những xu hướng hàng đầu mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển.

 

Theo thcl https://thuonghieucongluan.com.vn/viet-nam-trong-duoc-loai-qua-quy-hiem-chi-moc-tai-so-it-quoc-gia-a250651.html Copylink