Hố đen "ợ hơi" khi nuốt chửng khí và ngôi sao xung quanh
Hố đen phát ánh sáng nhấp nháy tựa như "ợ hơi" khi nuốt chửng khí và sao xung quanh. Sự thay đổi độ sáng tương quan trực tiếp với kích thước hố đen.

Hố đen phát ánh sáng nhấp nháy tựa như "ợ hơi" khi nuốt chửng khí và sao xung quanh. Sự thay đổi độ sáng tương quan trực tiếp với kích thước hố đen.
Hố đen siêu khối lượng, có khối lượng gấp hàng triệu đến hàng tỉ lần Mặt trời, thường nằm ở trung tâm của các thiên hà, trong đó có hố đen ở trung tâm của Dải Ngân hà, được gọi là Sagittarius A*.
Khi ở trạng thái ngủ đông, các hố đen siêu khối lượng thường không phát ra nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, khi hố đen hoạt động, thường là vào buổi bình minh của vũ trụ, hố đen tiêu thụ tất cả các vật chất đã biết. Bức xạ hố đen phát ra trong quá trình này đôi khi vượt ra khỏi thiên hà và ánh sáng nhấp nháy trong khoảng thời gian từ hàng giờ đến hàng thập kỷ.
Nghiên cứu do các nhà khoa học Đại học Illinois Urbana-Champaign thực hiện công bố ngày 12.8 trên tạp chí Science.
“Đã có nhiều nghiên cứu khám phá các mối quan hệ có thể có của sự nhấp nháy quan sát được với khối lượng của các hố đen siêu khối lượng nhưng kết quả không thuyết phục và đôi khi gây tranh cãi" - tác giả chính của nghiên cứu Colin Burke nói.
Hố đen siêu khối lượng nuốt chửng một lượng lớn vật chất. Khi vật chất đó bắt đầu di chuyển với tốc độ cao do lực hấp dẫn của hố đen, hố đen phát ra năng lượng cực mạnh có thể đẩy vật chất xung quanh ra bên ngoài. Đây là cách mà gió thiên hà được tạo ra.
Tuy nhiên, hiện tượng ánh sáng nhấp nháy trong quá trình hố đen nuốt vật chất xung quanh xảy ra do "các quá trình vật lý chưa được hiểu rõ".
Các nhà nghiên cứu đã xem xét một số đặc điểm để xem mô hình thay đổi như thế nào và xem hiện tượng này có tương quan với khối lượng của hố đen siêu khối lượng không.
Nhóm nghiên cứu cũng xem xét kết quả bồi tụ các sao lùn trắng - tàn tích của những ngôi sao tương tự Mặt trời - và nhận thấy có sự tương quan về khối lượng theo tỉ lệ thời gian dù sao lùn trắng nhỏ hơn đáng kể so với hố đen.
Các hố đen siêu khối lượng nhỏ hơn có tỉ lệ thời gian ngắn hơn và ngược lại.
Đồng tác giả của nghiên cứu Yue Shen, chia sẻ thêm: "Những kết quả này cho thấy các quá trình tạo ra sự nhấp nháy khi bồi tụ là phổ biến cho dù vật thể trung tâm là một hố đen siêu khối lượng hay một sao lùn trắng nhẹ hơn nhiều".

Những tia sáng nhấp nháy này không chỉ có thể giúp xác định kích thước của hố đen siêu khối lượng và sao lùn trắng, mà còn có thể giúp các nhà nghiên cứu phát hiện ra những hố đen tầm trung (IMBH), có khối lượng từ 100 đến 100.000 lần so với Mặt trời. Cho tới nay mới chỉ tìm thấy một hố đen tầm trung.
Hố đen và sự tồn tại của hố đen vẫn luôn thu hút các nhà nghiên cứu khoa học và những người yêu thiên văn.
Hình ảnh đầu tiên về chân trời sự kiện của hố đen - vòng ánh sáng xung quanh chu vi - được công bố vào tháng 4.2019, sau khi các nhà khoa học dành nhiều năm nghiên cứu Sagittarius A*.
Vào tháng 6 năm nay, "cơn bão" hố đen siêu khối lượng được biết đến sớm nhất có tốc độ gió đạt gần 1,7 triệu km/h được phát hiện cách Trái đất 13,1 tỉ năm ánh sáng.
Tháng trước, thuyết của Stephen Hawking rằng chân trời sự kiện của hố đen sẽ không bao giờ thu hẹp đã được một nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts chứng minh là đúng.
Trong khi đó, thuyết tương đối rộng của Einstein đã được chứng minh sau khi các nhà khoa học lần đầu phát hiện ra ánh sáng phát ra từ phía sau một hố đen.