2 vị trí ngứa ngáy là dấu hiệu đường huyết tăng cao, bệnh tiểu đường rình rập: Tuyệt đối đừng chủ quan!
Ngày nay, càng có nhiều người mắc bệnh cao đường huyết. Nếu nhiễm bệnh lại không chú ý kiểm soát, lâu ngày người bệnh còn nhiễm thêm cả bệnh tiểu đường, thậm chí có thể còn xuất hiện nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thực tế hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng, điều này liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày và thói quen làm việc, nghỉ ngơi không đều đặn. Vì vậy, trong cuộc sống cần phải điều chỉnh nhịp sống hợp lí hơn để có cho mình một sức khỏe tốt.
1. Tai ngứa ngáy
Nhiều người có thể thường xuyên gặp phải tình trạng tai bị ngứa ngáy, khó chịu và thường nghĩ do tai bẩn nên lấy bông ngoáy để ngoáy tai nhưng vẫn không hết ngứa. Nếu bạn thường xuyên gặp phải hiện tượng này, bạn phải hết sức cảnh giác. Đây là cũng là biểu hiện của việc tăng đường huyết trong cơ thể.
Nguồn: unica.vn
Do lượng đường trong máu tăng cao, tuyến bã nhờn trong tai sẽ chuyển hóa chất bẩn nhiều hơn khiến tai rất hay bị ngứa, vì vậy nếu có chuyện này, mong các bạn đừng vội mà bỏ qua.
2. Da bị nổi mẩn ngứa
Tình trạng da nổi mẩn, ngứa ngáy rất phổ biến, đây được coi là biểu hiện của bệnh dị ứng nhưng ngoài ra, đây lại là một dấu hiệu quan trọng của việc tăng lượng đường trong máu.
Nguồn: youmed.vn
Bởi khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ kèm theo tình trạng đái tháo đường, nếu không bổ sung nước kịp thời da sẽ bị khô, bong tróc do thiếu nước và gây ngứa ngáy bất thường.
Do đó, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, đừng coi nhẹ mà cần đi khám càng sớm càng tốt, đừng bỏ qua để bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, trước khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể còn có những biểu hiện sau:
1. Giảm thị lực, cận thị nghiêm trọng hơn, nhìn mọi thứ đều trở nên mờ mờ.
2. Hạ đường huyết sau bữa ăn, trong khi ăn thường chóng mặt, hồi hộp và các triệu chứng khác của hạ đường huyết.
3. Tiêu chảy, số lần tiêu chảy hàng ngày tăng lên.
4. Tê chân tay, thường tê bì tay chân, tê bì không rõ nguyên nhân.
Làm thế nào để ổn định đường huyết?
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Người có đường huyết cao phải học cách điều tiết chế độ ăn uống hợp lý, có như vậy mới giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể, ví dụ như một số thực phẩm chứa nhiều đường, dầu, mỡ thì tốt nhất bạn nên tránh.
Hãy thử những thực phẩm sau đây, có lẽ sẽ có lợi đến sự ổn định của lượng đường trong máu:
Mướp đắng (Khổ qua)
Mướp đắng tuy có vị đắng nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt nó giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, có lợi để thúc đẩy quá trình bài tiết insulin, giữ lượng đường huyết trong cơ thể trong phạm vi hợp lý, và giảm nguy cơ bị biến chứng.
Nấm tuyết (Mộc nhĩ trắng)
Nguồn: namtuoicuoi.emmay.vn
Không chỉ giúp dưỡng da, ngăn ngừa lão hóa mà nấm tuyết còn giúp điều hòa lượng đường trong máu, giúp hạ đường huyết, ngăn ngừa tai biến, góp phần chăm sóc sức khỏe. Nấm tuyết vì vậy mà được mệnh danh là "yến sào dân gian".
2. Uống nhiều nước
Đối với bệnh nhân đường huyết cao cũng nên chú ý uống nhiều nước hơn trong sinh hoạt, vì một khi đường huyết tăng cao sẽ dễ đi tiểu nhiêu lần, dẫn đến môi khô miệng rát vì thiếu nước.
Vì vậy, uống nhiều nước vào thời điểm này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, giảm khó chịu cho cơ thể, ổn định lượng đường trong máu.
3. Thường xuyên và đều đặn kiểm tra lượng đường trong máu
Bệnh nhân tăng đường huyết cũng nên chú ý tự đo đường huyết đúng giờ trong sinh hoạt. Một khi đường huyết tăng lên quá mức bình thường cần đi kiểm tra ngay. Việc xem nhẹ có thể gây ra hậu quả phát bệnh khôn lường, dẫn đến càng khó kiểm soát bệnh tiểu đường và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, bạn nên dành ra thời gian đi khám sức khỏe định kỳ, sớm hiểu rõ sức khỏe bản thân để điều chỉnh kịp thời, từ đó mới có thể bảo vệ sức khỏe của mình trước khi xảy ra những điều đáng tiếc.
Do đó, việc tăng đường huyết có ảnh hưởng lớn đến cơ thể, chúng ta phải chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và làm việc, nghỉ ngơi sao cho ổn định đường huyết, tránh xảy ra tai biến.
Theo Aih