Wednesday, Jul 21, 10:07 AM

Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải "dậy sớm lợi ích nhiều" mà là "thức khuya kiếm vốn lớn"

Siêu thị Don Quijote có vẻ như chỉ là cửa hàng cấp thấp, hàng hóa lộn xộn nhưng lại "hot" vô cùng! Bí mật nằm ở đâu?

Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải
Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải "dậy sớm lợi ích nhiều" mà là "thức khuya kiếm vốn lớn"
Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải dậy sớm lợi ích nhiều mà là thức khuya kiếm vốn lớn - Ảnh 1.

Khi nhắc đến ấn tượng đầu tiên về phong cách của các cửa hàng Nhật Bản, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự chỉn chu, tinh tế, giản dị và đôi khi có một chút “nhạt”.

Nhưng cửa hàng Don Quijote nổi danh ở Nhật Bản hoàn toàn ngược lại. "Quái dị" là hình dung của nhiều người về nơi này. Không gian cửa hàng rất nhỏ, đủ loại hàng hóa được chất đống trên nóc, vừa bước vào đã có cảm giác rất ngộp thở.

Trải nghiệm mua sắm ở đây rất tệ, rất nhiều chi nhánh vì không gian quá nhỏ nên không có xe đẩy mua hàng, bất kể khách hàng mua bao nhiêu thứ thì cũng phải cầm trên tay hoặc cầm giỏ xách. Ngoài ra lúc tính tiền còn phải xếp hàng rất lâu.

Mặc dù siêu thị nhỏ này chỉ là cửa hàng cấp thấp, nhưng nó hot vô cùng!

Kể từ lúc Don Quijote khai trương vào tháng 3 năm 1989 đến nay, doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng luôn tăng liên tục trong suốt 26 năm. Tính đến tháng 9/2017, doanh thu cả năm của Don Quijote đạt đến gần 7 tỷ USD.

Thống kê cho thấy trong số 10,36 triệu khách du lịch đến thăm Nhật Bản vào năm 2013, hơn một nửa trong số họ, tức khoảng 5,5 triệu người, đã đến Don Quijote để mua sắm.

Dù là nửa đêm đi chăng nữa, thì khách hàng đến mua sắm cũng cực kì đông.

Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải dậy sớm lợi ích nhiều mà là thức khuya kiếm vốn lớn - Ảnh 2.

Người sáng lập Don Quijote tên là Takao Yasuda.

Nhờ việc buôn bán các sản phẩm tồn kho, Don Quijote đã phát triển từ một cửa hàng 60m2 trở thành cửa hàng với hơn 300 chi nhánh.

“Don Don Donki” (Don Quijote) có nghĩa là “siêu rẻ” trong tiếng Nhật. Cửa hàng Don Quijote có hơn 40.000 loại hàng hóa như thực phẩm, rượu, quà tặng, đồ nội thất, đồ điện… Ngoài các nhu yếu phẩm tại đây còn bán túi xách LV cũ, đồng phục học sinh dành cho nữ sinh trung học giá rẻ, sản phẩm dành cho người lớn, các loại mỹ phẩm, thiết bị truyền thông...

Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải dậy sớm lợi ích nhiều mà là thức khuya kiếm vốn lớn - Ảnh 3.

Người sáng lập Don Quijote tên là Takao Yasuda.

Ở tuổi 29, Yasuda biến ngôi nhà rộng 60m2 của mình thành một cửa hàng tạp hóa và đặt tên là “Siêu thị trộm cắp”. 

Khi cửa hàng mới khai trương, khách hàng đổ xô đến vì cái tên độc đáo của nó, nhưng một tuần sau thì vắng tanh, một tháng sau chẳng có một bóng người.

Không có tiền lại không có vốn để nhập hàng, nên buôn bán ngày một đi xuống, Takao Yasuda đành sa thải hết người làm. Vì cửa hàng không có kho, nên hàng hóa đành phải chất đống trước cửa tiệm đề từ từ sắp xếp. 

Sắp gọn hàng hóa xong cũng đã khuya, vì thế mà cửa hàng của ông luôn để cửa mở đến tối muộn, một số người lầm tưởng rằng cửa hàng của ông vẫn còn làm việc, nên đã vào mua đồ. 

Vào thời điểm đó, “cửa hàng 24 giờ” vẫn chưa xuất hiện. Khi đó, cửa hàng tiện lợi 7-Eleven cũng có giờ đóng cửa giống y như tên của nó vậy - 11 giờ.

Nhìn khách hàng tỉ mỉ lựa từng món hàng, từng phút trôi đi, Yasuda có chút sốt ruột nhưng biết làm sao hơn. Ông vẫn nhẫn nại giới thiệu sản phẩm cho khách và trả lời câu hỏi của họ một cách kiên nhẫn. Rốt cuộc, hôm đó cửa hàng của ông làm việc đến hơn 12 giờ đêm.

Lúc rời đi, có một vị khách hài lòng nói với Takao Yasuda: “Thái độ phục vụ của anh rất tốt. Anh biết đấy, giờ này rất nhiều cửa hàng đều đã đóng cửa mà tôi lại rất cần mua những thứ này. May mà bây giờ đã mua được, thật là vui quá đi.”

Yasuda lịch sự tiễn khách ra về, trong lòng đột nhiên cảm thấy rất hạnh phúc, ông chợt nghĩ: Nếu kéo dài thời gian buôn bán thêm 1 giờ đồng hồ, không những có thể thuận tiện hơn cho nhiều khách hàng, mà bản thân cũng có thể kiếm thêm chút đỉnh. Tại sao mình không quyết định mở cửa đến 12 giờ đêm chứ?

Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải dậy sớm lợi ích nhiều mà là thức khuya kiếm vốn lớn - Ảnh 4.

Thế là ông thay đổi thời gian làm việc, cửa hàng của ông đóng cửa muộn hơn 1 giờ đồng hồ so với các cửa hàng khác. Không ngờ cứ như thế, hiệu tạp hóa nhỏ của ông lại trở thành nơi mua sắm vô cùng hoàn thiện của cư dân nơi đây. 

Một năm sau, cửa hàng nhỏ của ông mở rộng kinh doanh, thu về cho ông 200 triệu Yên.

Nhiều chi nhánh của Don Quijote hiện mở cửa 24/24 và việc đến các cửa hàng tạp hóa Don Quijote mua sắm vào ban đêm đã trở thành một nét văn hóa lúc rảnh rỗi độc đáo của người Nhật.

Trong cái khó ló cái khôn, thành công của ông thật ra lại dựa vào thói quen thức khuya dậy muộn.

Ban đầu, Yasuda không chú tâm đến nguồn hàng. Sau khi cửa hàng đi vào hoạt động, ông mới phát hiện mình không sự ổn định và lâu dài, cộng thêm việc giá bán quá rẻ khiến ông có cố gắng bao nhiêu cũng không có lợi nhuận.

Takao Yasuda nghĩ ra một cách: Quyết đến các cửa hàng khác mua lại hàng mẫu, hàng được trả lại và hàng tồn, những loại hàng này giá mua vào rất rẻ. Yasuda đã bán những loại hàng giá rẻ này và bắt đầu kiếm lời.

Takao Yasuda đã nhập một núi hàng như vậy và chất thành đống một cách rất lộn xộn. Hàng hóa trong cửa hàng đặt chất chồng lên nhau. Khách hàng không thể phân biệt đâu là hàng mới, đâu là hàng cũ, họ xem đi xem lại hàng hóa mà không thấy chán, ngược lại còn cảm thấy rất mới lạ. 

Thỉnh thoảng các mặt hàng mới thật sự cũng được bày lên kệ, điều này nhằm tạo cho khách hàng ấn tượng đồ ở đây vừa rẻ lại vừa mới.

Ông nhân lúc kinh doanh đang phát triển để mở rộng việc buôn bán của mình, cuối cùng ông trở thành một nhân vật quan trọng trên thương trường Nhật Bản. 

Trước khi Don Quijote trở nên nổi tiếng, chưa từng có cửa hàng bán lẻ nào đi theo mô hình này, chỉ có Don Quijote là phủ nhận hoàn toàn những lẽ thường trong ngành bán lẻ.

Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải dậy sớm lợi ích nhiều mà là thức khuya kiếm vốn lớn - Ảnh 5.

Những khách hàng đã quen mua sắm ở những cửa hàng sạch sẽ và rộng rãi có thể cảm thấy chán ngán Don Quijote, vì nơi đây hàng hóa quá lộn xộn, chất đống mọi nơi, quảng cáo được dán khắp tường, bảng giá lại được viết với phông chữ quá khổ.

Nhìn không đẹp, không dễ tìm, nên Don Quijote rất kén người mua. Thế nhưng kinh doanh của cửa hàng lại càng ngày càng đi lên, sự thành công này khác xa với những lý thuyết làm giàu trước đây.

Các siêu thị thông thường và siêu thị quy mô lớn trên thị trường đều bắt nguồn từ Hoa Kỳ, cách trưng bày hàng hóa của các siêu thị này thường giống nhau, mục đích giúp khách hàng dễ ngắm nghía, dễ chọn hàng và dễ mua hàng. Hầu hết mọi chuỗi cửa hàng thông thường đều theo đuổi tiêu chí “Khách hàng là trên hết.”

Thế nhưng Takao Yasuda lại làm điều khác với các chuỗi siêu thị khác.

Don Quijote không đơn giản đặt khách hàng lên trên hết, mà coi trọng phương châm “Lấy khách hàng làm kim chỉ nam”. 

Yasuda nhận thấy rằng một số khách hàng muốn có tâm lý thích thú trong quá trình tìm kiếm và phát hiện được những sản phẩm. Đây là một nhu cầu có thực, nhưng đối với công ty, muốn đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng là chuyện quá khó. Dường như không có cửa hàng nào đáp ứng được nhu cầu tâm lý này, nên Yasuda hy vọng bản thân có thể thỏa mãn ước muốn này của khách hàng.

Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải dậy sớm lợi ích nhiều mà là thức khuya kiếm vốn lớn - Ảnh 6.

Nói chung, các chuỗi cửa hàng bán lẻ của Nhật Bản sẽ đặt hàng tập trung và phân phối lại cho các chi nhánh khác nhau, việc làm này đảm bảo các cửa hàng đều duy trì sự đồng nhất của mặt hàng và phong cách phục vụ. Không một công ty nào trong lĩnh vực lưu thông lại trao quyền đặt hàng cho nhân viên của mình, và không một nhân viên nào được trọng dụng nếu không có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc. 

Nhưng cách làm của Takao Yasuda hoàn toàn ngược lại, ông giao quyền cho cả nhân viên mới và cũ.

Khi các chuỗi cửa hàng Don Quixote đầu tiên mở cửa, vì nhân viên của ông không có kinh nghiệm làm việc trong cửa hàng có mô hình kỳ lạ như vậy, nên Yasuda rất khó đạt được sự đồng thuận của nhân viên. 

Ví dụ, khi ông nói: “Xếp hàng hóa ở những nơi khó tìm khó lấy đi.” Và khi ông thấy nhân viên sắp xếp mọi thứ một cách rất gọn gàng, thì ông lại hét lên: “Như vậy không được, làm lộn xộn tí đi” khiến nhân viên không khỏi ngớ người ra.

Yasuda chỉ còn cách kể cho họ nghe kinh nghiệm của bản thân. Khi ông kể, các nhân viên đều gật đầu lắng nghe, nhưng thật ra họ chẳng hiểu gì cả. Họ làm việc một cách bối rối và mơ hồ, và kết quả là cửa hàng thật sự bị họ làm rối tung lên, khách hàng cũng không đến mua hàng nữa. 

Yasuda đã nhiều lần thay đổi nhân viên, thay đổi quản lý cửa hàng nhưng tình hình vẫn chưa khá hơn.

Truyền lại kinh nghiệm không thành công, Yasuda nghĩ nếu để nhân viên bỏ qua bước thực hành, thì có lẽ họ sẽ hiểu ra vấn đề nhanh hơn. Thế là Takao Yasuda đã chia các quầy hàng thành các khu vực khác nhau dựa trên sự phân loại sản phẩm, sắp xếp mỗi người phụ trách mỗi khu vực, và phân chia công việc theo kiểu “mọi thứ ở đây đều giao phó cho bạn”. Một trong những điểm quan trọng nhất là quyền đặt hàng cũng được giao cho nhân viên. Hầu như nhân viên nào cũng thích ra ngoài mua hàng và sử dụng tiền của công ty để tiêu dùng, còn điều gì thú vị hơn điều này cơ chứ!

Nhân viên rất hào hứng trong việc mua hàng và trưng bày hàng hóa, toàn bộ hàng hóa trong cửa hàng được sắp xếp theo chiều dọc và chiều ngang từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, tạo nên hiệu ứng 3D rất vui mắt.

“Don Quijote” với phong cách "rừng mưa nhiệt đới" cuối cùng đã ra đời. Đồ càng chồng chất, càng khó tìm và khó lấy, thì càng thu hút được nhiều khách hàng. Khách hàng đông thì sẽ tạo cho ta cảm giác đồ ở đây vừa rẻ lại vừa mới lạ. Cửa hàng bán chạy cũng đã thúc đẩy được doanh thu và mang về lợi nhuận cho ông chủ. Những khó khăn trước đây cũng đã được hóa giải.

Yasuda thi hành cơ chế hệ thống trách nhiệm trong công ty, điều này khiến tất cả nhân viên đều rất hào hứng. Một khi công ty có quy tắc cụ thể trong cạnh tranh nơi làm việc, mỗi người đều có cơ hội trở thành giám đốc bộ phận tài chính, chính sự cạnh tranh nội bộ đó đã thúc đẩy doanh thu cửa hàng từ 300 triệu Yên/năm tăng lên 300 triệu Yên/ tháng.

Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải dậy sớm lợi ích nhiều mà là thức khuya kiếm vốn lớn - Ảnh 7.
Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải dậy sớm lợi ích nhiều mà là thức khuya kiếm vốn lớn - Ảnh 8.

Hầu hết mọi người đều nghĩ các cửa hàng tiện lợi 24 giờ chỉ bán một số hàng nhu yếu phẩm để duy trì kinh doanh. Nhưng những cửa hàng như Don Quijote lại bán đồ điện, quần áo và thậm chí cả túi hàng hiệu lúc nửa đêm, những thứ này không liên quan gì đến nhu yếu phẩm, căn bản là không thể thành công.

Nhưng Takao Yasuda lại không nghĩ thế. Đúng là hầu hết những khách hàng mua sắm vào đêm khuya là vì những nhu cầu khẩn cấp. Nhưng mặt khác, có một số người thích cuộc sống tự do, không ràng buộc với bạn thân, người yêu, người thân, đối với những người này, đêm muộn mới là khoảng thời gian vui vẻ nhất.

Việc kéo dài thời gian kinh doanh thì bất cứ cửa hàng nào cũng làm được, nhưng phong cách làm việc của Don Quijote thì không có bất cứ cửa hàng nào nhại lại được.

Những khách hàng mua hàng đêm khuya thường di chuyển chậm và không ổn định về mặt cảm xúc. Nếu các siêu thị thông thường hoặc cửa hàng tiện lợi mở cửa qua đêm, thì cũng không có gì hấp dẫn đối với họ. Để đánh thức sự ham muốn của người tiêu dùng đêm khuya, Yasuda nghĩ cần tạo ra sự mới lạ trong thay đổi. Phương thức hoạt động của chuỗi cửa hàng khác đều do cấp trên sắp xếp theo một cách thống nhất, quy luật này không bao giờ thay đổi.

Để khiến khách hàng có thể đến mua sắm hàng tuần, cửa hàng của ông phải thường xuyên đổi mới. Thế nên, ông lần lượt trao quyền quản lý cho nhân viên để họ có thể tự do sáng tạo nhiều phong cách khác nhau cho cửa hàng, nhằm đáp ứng thị hiếu, sở thích khác nhau của khách hàng.

Không muốn làm những gì người khác đã làm, không muốn lặp lại những điều thông thường của các chuỗi cửa hàng khác, Don Quijote đã tạo ra một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.

Doanh nhân gây dựng chuỗi cửa hàng quái dị nhưng cực hot: Với tôi, không phải dậy sớm lợi ích nhiều mà là thức khuya kiếm vốn lớn - Ảnh 9.

Tôi nghĩ một trong số các yếu tố đã mang lại thành công cho tôi là vì tôi đã chọn làm điều phù hợp với mình. Và khiến nó trở nên tốt nhất!

Hiện nay, Takao Yasuda đã nghỉ hưu, người kế nhiệm của ông chủ yếu phát triển các cửa hàng đã có và mở thêm các cửa hàng mới. Theo ước tính rằng đến tháng 6 năm 2020, số lượng cửa hàng được mở trong và ngoài nước sẽ đạt 500, và doanh số bán hàng tại thời điểm ​​đạt khoảng 1 nghìn tỷ Yen.

Về thành tích hiện tại của Don Quijote, Takao Yasuda cho biết: “Ai cũng nghĩ dậy sớm đi làm mới là bí quyết thành công, nhưng tôi thuộc tuýp người ưa hoạt động về đêm, dậy sớm là một việc rất đau đầu đối với tôi. Nếu tôi là một người dậy sớm và đi ngủ sớm thì sẽ không có Don Quijote của ngày hôm nay. Với tôi, không phải ‘dậy sớm lợi ích nhiều’ mà là ‘thức khuya kiếm vốn lớn’.

Tổng hợp

ho13764ng-lan
Theo Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị https://cafef.vn/doanh-nhan-gay-dung-chuoi-cua-hang-quai-di-nhung-cuc-hot-voi-toi-khong-phai-day-som-loi-ich-nhieu-ma-la-thuc-khuya-kiem-von-lon-20210707102646352.chn Copylink