Theo phong thủy có 3 loại cây nên đặt trong nhà giúp gia chủ làm ăn hanh thông, tăng vượng khí và sống trường thọ mà bạn không nên bỏ qua
Những loại cây này không những dùng để trang trí mà còn có tác dụng rất tốt cho tài lộc cũng như sức khỏe của gia chủ.
Với mức sống hiện đại khi không gian sống bị giới hạn thì ngày càng có nhiều người thích tự tay trồng một vài chậu hoa tại nhà. Theo khảo sát thì tỷ lệ người trồng hoa tại nhà lên tới hơn 90%. Trên thực tế, "thú vui" này còn mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Ví dụ, trồng hoa có thể thanh lọc không khí, làm đẹp căn phòng và cải thiện sức khỏe cho gia đình...
Điều cốt yếu là một số loài hoa trong quan niệm của phong thủy còn mang ý nghĩa tốt lành, phú quý, tăng phúc khí, giúp gia đình thịnh vượng, và có ích cho tuổi thọ của gia chủ.
Dưới đây là 3 loại hoa bạn nên có trong phòng khách của nhà mình:
1. Cây lan quân tử
Cây lan quân tử (Ảnh: Pinterest)
Lan quân tử là loại hoa có lá mọc đối nhau, lá mảnh, hoa có màu sắc lộng lẫy. Toàn bộ cây từ lá đến hoa đều có giá trị thẩm mỹ và được nhiều người yêu hoa ưa chuộng. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy.
Lan quân tử được ví như một loài lan quý nhân, dịu dàng như ngọc. Loài cây này mang ý nghĩa của sự dũng mãnh, kiên cường, cường tráng, phúc khí tràn trề trong gia đình, có thể để cây cảnh ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc.
Để chăm sóc cây chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Chiếu sáng: Lan quân tử không ưa ánh sáng quá gắt, cần để nơi có nắng chiếu vừa phải, thoáng gió để cây sinh trưởng tốt nhất. Trong những ngày nắng nóng, chúng ta cần che nắng 50%, nếu có thể trồng lan quân tử trong giàn che hoặc nơi râm mát vào mùa hè, cây sẽ phát triển tốt. Cây thường vươn về phía ánh sáng nên cần được trồng trong chậu và thường xuyên thay đổi vị trí để làm cho lá đối xứng.
Tưới nước: Cây lan quân tử có rễ dày và khả năng trữ nước tốt nên chúng ta không cần tưới quá nhiều nước cho cây. Trung bình cứ 10 ngày tưới 1 lần để không đọng nước trong chậu, chỉ cần đổ nước đủ làm ẩm bề mặt là đủ. Thêm vào đó cần kết hợp thường xuyên dùng khăn mềm để lau lá giúp cây sinh trưởng tốt nhất.
2. Cây kim tiền
Cây kim tiền (Ảnh: Garderning Stories)
Cây kim tiền là loại cây lá mọc trong chậu, lá mọc xen kẽ, dày và gọn. Vì lá nhỏ như đồng tiền nên được gọi là cây kim tiền, có khả năng lọc sạch không khí, hút được metanol, cacbon monoxit và khí cacbonic cùng với phần lớn các loại khí độc hại khác.
Loại cây này mang ý nghĩa dưỡng sinh, và vì lá mọc dày đặc nên nó còn được gọi là cây con cháu. Kim tiền tượng trưng cho sự sinh sôi, thu hút của cải cũng như vượng khí.
Để chăm sóc cây chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Chiếu sáng: Cây kim tiền không cần quá nhiều ánh nắng, có thể trồng tại nhà trong bóng râm hoặc để nơi thoáng gió. Vào mùa hè nhiệt độ cao, độ che bóng cần đạt 60%.
Tưới nước: Lá cây kim tiền có khả năng trữ nước cao, chịu hạn tương đối tốt nên chúng ta không cần tưới quá nhiều, khoảng 7 ngày nên tưới 1 lần. Cách tưới tốt nhất là phun nước lên cây để tránh trường hợp tưới quá tay.
3. Cây trúc phú quý (hay còn gọi là cây phát lộc)
Cây phát lộc (Ảnh: Sohu)
Cây trúc phú quý có thể nuôi trong nước hoặc trong đất đều có thể sinh trưởng tốt. Người ta gọi là trúc phú quý vì cành và lá giống cây trúc, được nhiều người nuôi trong phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ. Cây có vẻ đẹp trang nhã. Trong phong thủy nhà ở, nó mang ý nghĩa của sự giàu có và an toàn, thịnh vượng và trường thọ.
Để chăm sóc cây chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Chiếu sáng: Cây trúc phú quý ưa sáng nhưng không được phơi trực tiếp dưới nắng gắt. Để trồng trong nhà cần đặt ở nơi đủ ánh sáng và thông thoáng, nếu ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu thì lá sẽ úa vàng, héo khô, không nên đặt máy điều hòa, ti vi.
Tưới nước: Bất kể là trồng cây trong nước hay chậu đất, nếu dùng nước máy để tưới hoặc pha thêm nước thì trước khi sử dụng cần phải phơi nắng khoảng 2-3 ngày. Đối với trồng cây trong chậu đất thì nên tưới 5 ngày một lần, đối với cắm trong nước thì nên bổ sung 7 ngày một lần. Nếu nước trong bình thủy canh không có mùi khó chịu thì bạn không cần thay nước mà chỉ cần cho nước vào.
Nguồn: Sohu