Wednesday, Feb 22, 02:02 PM

Ưu tiên an sinh xã hội

TP HCM phải ưu tiên các chính sách cho công tác an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong 2 năm gần đây.

Ưu tiên an sinh xã hội
Ưu tiên an sinh xã hội
uu-ti234n-an-sinh-x227-hoi_1.jpg
Kiềm chế dịch bệnh, lo an sinh xã hội cho công nhân, người nghèo là ưu tiên song song với hồi phục kinh tế tại TP HCM.   Ảnh: Hồng Phúc.

Áp lực chuyển đổi số

Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư kéo dài từ tháng cuối tháng 4 năm 2021 khiến TP HCM phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Kể từ tháng 10/2021, thành phố mới trở lại bình thường mới, tuy nhiên lại ngổn ngang nhiều đầu việc.

Một trong những tồn đọng cũng là bức xúc kéo dài của người dân và doanh nghiệp chính là khối lượng hồ sơ hành chính tồn đọng, chưa được giải quyết, nhiều nơi chưa có thư xin lỗi chậm trả hồ sơ,…

Theo ông Hoàng Tùng - Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, thành phố đang gặp rất nhiều khó khăn về nhân sự ngoài việc sau sáp nhập cán bộ xin nghỉ việc nhiều thì số biên chế theo đề án thành lập TP Thủ Đức hiện tại cũng không đủ đáp ứng nhu cầu vận hành bộ máy. Áp lực này trực tiếp đặt ra câu chuyện chuyển đổi số cho địa phương này. Mới đây UBND TP Thủ Đức đã triển khai ứng dụng “Thủ Đức trực tuyến” là ứng dụng trực tuyến trên thiết bị di động để phục vụ người dân, doanh nghiệp, đồng thời giảm áp lực cho bộ máy hành chính.

Không chỉ riêng TP Thủ Đức, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết, bất cập nổi cộm trong thực hiện nhiệm vụ của Sở này hiện nay là công tác giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), nếu không thực hiện được liên thông thì người dân, doanh nghiệp phải đi lại làm thủ tục khoảng 8 lần!?

Cũng theo ông Thắng, mỗi năm thành phố phải giải quyết đăng ký và cấp trên 500.000 hồ sơ làm “sổ đỏ”. Áp lực khiến ngành này phải cải cách chuyển đổi số, thực hiện phương án liên thông với ngành thuế để giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Trước áp lực về chuyển đổi số, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi yêu cầu các sở ngành, TP Thủ Đức và quận, huyện phải tập trung nguồn lực và giải pháp để ưu tiên thực hiện. Theo ông Mãi, việc nhiều hồ sơ tồn tại hàng năm trời là rất khó chấp nhận. Trong khi đó, việc chuyển đổi số trong hoạt động hành chính của thành phố cũng còn nhiều khó khăn, bất cập và cũng chưa khai thác hiệu quả.

Do đó, ông Phan Văn Mãi đề nghị các địa phương phải cải thiện tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của từng lĩnh vực, giải quyết rốt ráo các tồn đọng và những trường hợp không giải quyết kịp thời thì phải thông báo, xin lỗi người dân, doanh nghiệp.

An sinh xã hội

Nhiệm vụ đầu tiên được nhiều nhà phản biện, chuyên gia kinh tế hiến kế với chương trình phục hồi kinh tế - xã hội TP HCM chính là phải ưu tiên các chính sách cho công tác an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong 2 năm gần đây.

Về ưu tiên cho ngắn hạn và trung hạn, GS.TS Hoàng Văn Cường - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nhiệm vụ kiềm chế dịch bệnh bằng nâng cao chất lượng y tế nên được coi là bệ đỡ cho quá trình hồi phục từng bước của đô thị đầu tàu. Kế đó, thành phố cần đề xuất các gói hỗ trợ tài khoá trong các trụ cột về xuất khẩu, chế biến, chế tạo, khoa học công nghệ để giữ đà phục hồi kinh tế đã diễn biến tích cực từ quý 4/2021 đến nay.

Áp lực thiếu hụt lao động do giãn cách xã hội và nhiều đợt công nhân về quê tránh dịch có tác động lâu dài đến hoạt động của các Khu công nghệ cao, khu công nghiêp, khu chế xuất trong quý 1 năm nay. Riêng thời điểm quý 4/2021 khi TP HCM vừa cho phép bình thường mới, đã có nhiều doanh nghiệp thiếu hụt 30-40% nhân lực.

Theo Sở LĐTBXH TP HCM, thành phố luôn duy trì thường xuyên 127 trung tâm, doanh nghiệp, giới thiệu việc làm có chức năng hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho người lao động ngay sau đợt giãn cách xã hội để giải bài toán bất cập kể trên.

l38610-anh
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/uu-tien-an-sinh-xa-hoi-5680324.html Copylink