Monday, Mar 24, 04:03 PM

Bhutan: Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Bhutan (phiên âm tiếng Việt: Bu –tan (tiếng Dzongkha: འབྲུག་ཡུལ་ druk yul). Tên chính thức là Vương quốc Bhutan (འབྲུག་རྒྱལ་ཁབ་ druk gyal khap), là một quốc gia nội lục tại miền đông Dãy Himalaya thuộc Nam Á.

Bhutan: Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Bhutan: Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Một trong những nền kinh tế nhỏ nhất thế giới

Quốc vương Bhutan có hiệu là Druk Gyalpo, nghĩa là “Quốc vương rồng sấm”; diện tích 38.394 km2; Thủ đô Thimphu (rộng 26 km2); dân số 741.700 người; bình quân đầu người 2.870 USD.

Bhutan có biên giới với Trung Quốc về phía bắc và với Ấn Độ về phía nam, đông và tây. Bhutan tách biệt với Nepal qua bang Sikkim của Ấn Độ; và xa hơn về phía nam bị tách biệt với Bangladesh qua các bang Assam và tây Bengal của Ấn Độ. Thimphu là thủ đô và thành phố lớn nhất của Bhutan.

Cảnh quan Bhutan biến đổi từ các đồng bằng cận nhiệt đới phì nhiêu tại phía nam, đến các núi thuộc Dãy Himalaya tại phía bắc, có các đỉnh vượt 7.000 m. Núi cao nhất tại Bhutan là Gangkhar Puensum - một “ứng cử viên” chính của danh hiệu núi cao nhất chưa bị chinh phục trên thế giới.

Ngập tràn sự hạnh phúc về tinh thần: Tại phương Tây, con người cảm thấy thỏa mãn khi được sở hữu những món đồ hợp thời trang, thiết bị hiện đại và đắt đỏ. Ở Bhutan, họ biết cách cân bằng giữa việc sở hữu về tài sản với sự hạnh phúc về tinh thần. Thậm chí, họ không cảm thấy buồn bực nếu không có trên tay chiếc iPhone đời mới. Đối với người dân tại nơi đây, được sống là điều hạnh phúc nhất.

Bhutan có sự liên kết văn hóa mạnh mẽ với Tây Tạng và nằm trên Con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và tiểu lục địa Ấn Độ.

Lãnh thổ Bhutan từng bao gồm nhiều thái ấp nhỏ xung khắc lẫn nhau cho đến đầu thế kỷ XVII. Khi đó, một lạt ma và thủ lĩnh quân sự tên là Ngawang Namgyal thống nhất khu vực và gây dựng một bản sắc Bhutan riêng biệt.

Đến đầu thế kỷ XX, Bhutan thiết lập quan hệ với đế quốc Anh. Khi chủ nghĩa cộng sản giành thắng lợi tại Trung Quốc và truyền bá đến Tây Tạng, Bhutan ký kết hiệp ước hữu nghị với Ấn Độ vào năm 1949. Quốc gia này từ giã vị thế cô lập có tính lịch sử của mình dưới thời Quốc vương Jigme Singye Wangchuck.

Năm 2008, Bhutan chuyển đổi từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến và tổ chức tổng tuyển cử lần đầu tiên. Trong cùng năm, vương vị được chuyển giao cho Jigme Khesar Namgyel Wangchuck.

Mức độ ô nhiễm rất thấp: Bhutan là chính phủ đầu tiên trên thế giới cấm bán và hút thuốc lá từ năm 2004. Người dân Bhutan sống trong một bầu không khí trong lành, chỉ số carbonic trong không khí đạt mức âm. Việc nhập khẩu các loại phân bón hóa học hoàn toàn bị cấm ở đất nước này.

Bhutan là một thành viên của Liên hiệp quốc; có quan hệ ngoại giao với 52 quốc gia và Liên minh châu Âu, tuy nhiên không duy trì quan hệ chính thức với 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Bhutan là một đối tác chiến lược mật thiết với Ấn Độ láng giềng. Đây là một thành viên sáng lập của Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC) và cũng là một thành viên của BIMSTEC.

Kinh tế Bhutan, phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu thủy điện. Thu nhập bình quân đầu người của Bhutan cao thứ nhì tại Nam Á, đứng sau Maldives.

Chính trị Bhutan - theo cơ cấu quân chủ chuyên chế - đang phát triển trở thành một nền quân chủ lập hiến. Năm 1999, đức vua thứ tư của Bhutan đã lập lên một cơ cấu mười thành viên gọi là Lhengye Zhungtshog (Hội đồng Bộ trưởng). Quốc vương Bhutan là nguyên thủ quốc gia. Quyền hành pháp thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Quyền lập pháp thuộc cả Quốc vương và Nghị viện Bhutan, bao gồm Hội đồng Quốc gia (Thượng viện) và Quốc hội (Hạ viện).

Con người được đánh giá mức độ hạnh phúc: Ở Bhutan, chính phủ phát triển một thước đo mang tính khoa học, có tên gọi "Tổng Hạnh phúc quốc gia" (Gross National Happiness) hay "Chỉ số hạnh phúc quốc gia". Đây là cách để họ theo dõi mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân. Chính phủ tại vương quốc luôn ý thức được mức độ quan trọng trong việc mang lại những điều tốt đẹp và vui vẻ cho con người. Toàn bộ chi phí cơ bản như y tế, giáo dục... đều được miễn phí ở đất nước này (Ảnh: Newnation).

khoảng 2/3 dân số Bhutan theo Phật giáo Kim cương thừa và đây cũng là Quốc giáo. Khoảng 1/4 – 1/3 là tín đồ của Ấn Độ giáo. Các tôn giáo khác chiếm ít hơn 1% dân số.Khung pháp lý hiện hành của Bhutan, trên nguyên tắc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, nhưng việc truyền đạo bị cấm theo quyết định của Chính phủ hoàng giavà Hiến pháp Bhutan quy định Phật giáo là quốc giáo -một tôn giáo được truyền đến Bhutan trong thế kỷ thứ VII.

Kinh tế Bhutan là một trong những nền kinh tế nhỏ nhất thế giới, nó có tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng ở mức khoảng 8% năm 2005 và 14% năm 2006. Tới tháng 3/2006, thu nhập trên đầu người của Bhutan đạt 1.321 USD; hiện nay, bình quân đầu người: 2.870 USD. Tiêu chuẩn sống tại Bhutan đang tăng dần và hiện cũng ở mức cao tại Nam Á.

Nền kinh tế nhỏ của Bhutan phụ thuộc vào nông nghiệp, lâm nghiệp, và việc bán thủy điện cho Ấn Độ. Nông nghiệp là phương tiện sinh sống của hơn 80% dân số. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu là canh tác và chăn nuôi gia súc. Các sản phẩm thủ công, đặc biệt là sản phẩm dệt và các sản phẩm thủ công tôn giáo phục vụ việc thờ cúng trong gia đình - là một ngành công nghiệp nhỏ và một nguồn thu nhập cho một số dân cư.

Mức tăng trưởng GDP nhanh: Bhutan nhanh chóng trở nên giàu có bằng việc cho phép Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực thủy điện. GDP của đất nước tăng trưởng đều đặn trong vài năm qua. Họ cho rằng khai thác nguồn tài nguyên hợp lý là một điều khiến mọi thứ trở nên hạnh phúc. Cách này, giúp người dân nơi đây không phải lao động nhiều nhưng vẫn nhận được thành quả xứng đáng (Ảnh: Gobhutantours).

Với sự đa dạng địa hình từ đồi núi cho tới những dãy núi gồ ghề, khiến việc xây dựng đường sá và các cơ sở hạ tầng khác, trở nên khó khăn và đắt đỏ. Điều này, cùng với sự thiếu hụt đường tiếp cận ra biển, khiến Bhutan chưa bao giờ có thể thu lợi đúng mức từ việc buôn bán các sản phẩm do nó làm ra.

Hiện tại, Bhutan không có một hệ thống đường sắt, dù Indian Railways đang có kế hoạch nối miền nam Bhutan với mạng lưới đường sắt rộng lớn của nó theo một thỏa thuận được ký tháng 1/2005. Những con đường thương mại lịch sử qua dãy núi cao Himalayas, nối Ấn Độ với Tây Tạng, đã bị đóng cửa từ năm 1959.

Lĩnh vực công nghiệp còn nhỏ bé, sản phẩm làm ra theo kiểu công nghiệp gia đình. Đa số dự án phát triển, như xây dựng đường sá, phụ thuộc vào nguồn nhân công thuê từ Ấn Độ. Sản phẩm nông nghiệp gồm gạo, ớt, các sản phẩm sữa, kiều mạch, lúa mạch, cây lấy rễ, táo và cam quýt cùng ngô ở những nơi có độ cao thấp.

Các ngành công nghiệp, gồm xi măng, gỗ, chế biến hoa quả, đồ uống có còn và calcium carbide…

Vì sao gọi “Bhutan là quốc gia hạnh phúc nhất Thế giới”?

Vương quốc Bhutan nằm kề bên dãy núi Himalaya, 72% diện tích đất nước được bao phủ bởi rừng. Người Bhutan luôn cảm thấy may mắn hơn so người dân các quốc gia khác trong kỳ nghỉ. Thay vì phải chen chúc tại khu đô thị ngột ngạt, họ có thời gian nghỉ ngơi và tận hưởng ở không gian trong lành. Nơi đây, chỉ đón một số lượng khách du lịch quốc tế nhất định mỗi năm. 

Ngoài Toán học và Khoa học, trẻ em ở Bhutan được dạy cách bảo vệ môi trường và kỹ thuật nông nghiệp cơ bản. Người dân nơi đây quan niệm, những đứa trẻ cần có kiến thức về môi trường như việc đạt điểm cao. Bảo tồn tự nhiên - trở thành một trong những điều quan trọng của “Chỉ số hạnh phúc” tại nơi đây.

Một nửa đất nước của họ là công viên quốc gia, người dân cảm thấy hạnh phúc khi sống trong điều kiện như vậy. Môi trường sống sạch sẽ - là điều kiện để người Bhutan phát triển đời sống tinh thần.

Người dân có chế độ nghỉ ngơi tốt: Theo một khảo sát, 2/3 người dân Bhutan ngủ đủ 8 tiếng/ngày, trái ngược với cuộc sống tại các nước công nghiệp phát triển. Nghỉ ngơi đủ giấc mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần, khiến con người nơi đây cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc hơn.

Rõ ràng, gần gũi với thiên nhiên, tạo ra cảm giác an yên và hạnh phúc cho nhiều người. Những khu rừng và những ngọn núi trải dài ở Bhutan với những cây thông dày đặc.  Bảo tồn và bảo vệ môi trường là rất quan trọng với người Bhutan, điều bắt buộc trong Hiến pháp là bất kỳ lúc nào, ít nhất 60% lãnh thổ Bhutan phải được bao phủ bởi rừng. Nhờ vậy, Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới âm carbon (carbon -negative).

Ở Bhutan, người dân rất thân thiện với nhau, không kể tầng lớp xuất thân. Điều này, cũng giảm sự tham lam trong mỗi người về “địa vị” trong xã hội. Như vậy, khoảng cách giữa hoàng gia và dân không xa.

Với khoảng 741.700 người, Bhutan là cộng đồng chặt chẽ, nơi mọi người biết nhau. Một cá nhân luôn là anh em họ, người thân, hoặc cộng sự của ai đó. Một cộng đồng nhỏ, giúp thúc đẩy mối quan hệ họ hàng và hòa hợp, không giống như các cộng đồng sống trong các thành phố lớn, toàn cầu hóa.

Thời gian ở Bhutan được dành nhiều để vun đắp những mối quan hệ đó, thường là những người anh em họ thường ở bên cạnh nhau, cùng nâng cốc bia, uống cốc trà, chơi các môn thể thao như bắn cung, phi tiêu và bóng đá.

Theo một khảo sát, 2/3 số người dân Bhutan ngủ đủ 8 tiếng/ngày, trái ngược với cuộc sống tại các nước công nghiệp phát triển. Nghỉ ngơi đủ giấc, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần, khiến con người nơi đây cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc hơn.

Trang phục truyền thống Bhutan

Ở Bhutan, có nhiều doanh nhiệp nhỏ, thay vì chú trọng đến việc kiếm lợi nhuận, họ chọn con đường trở thành các doanh nghiệp xã hội, cống hiến lại cho xã hội và bù đắp về môi trường. Những công ty này, đang đóng góp vào nhiều lĩnh vực từ quản lý chất thải, phát triển nông thôn cho tới cải thiện quyền của phụ nữ.

Trong các bộ phim, nhiều nhân vật ở tầng lớp giàu có xuất hiện, di chuyển bằng phương tiện đắt đỏ. Người dân Bhutan cho rằng, điều này dễ dàng làm cho con người trở nên ganh tỵ lẫn nhau. Bên cạnh đó, những tin tức trên truyền hình ngập tràn các vụ án hình sự, khủng bố, chiến tranh…

Thay vì ám ảnh bởi những bản tin đăng tải ở mạng xã hội, họ hoàn toàn không quan tâm đến những thứ này. Smartphone phổ biến trên thế giới trở thành “của hiếm” tại đây… 

T. Hương
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/bhutan-quoc-gia-hanh-phuc-nhat-the-gioi-a215361.html Copylink