Chương trình OCOP nâng chất lượng sản phẩm nông sản Việt như thế nào?
Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm - OCOP được thực hiện nhằm tìm kiếm “đặc sản” ở mỗi địa phương, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị của nông sản Việt. Chương trình được triển khai năm qua trong khắp cả nước đã giúp nâng chất lượng và gi
Chương trình OCOP được kỳ vọng sẽ là "đòn bẩy" để kinh tế khu vực nông thôn phát triển và thực tế, đã có rất nhiều địa phương được "hái trái ngọt".
Chị Lê Ngọc Ánh sửa soạn đi chợ làm mâm cỗ cho gia đình. Đến một cửa hàng OCOP tại TP Hạ Long, chỉ sau chốc lát, giỏ đồ của chị đã đầy đủ các đặc sản của Quảng Ninh như: miến dong Bình Liêu, thịt gà Tiên Yên, khau nhục lợn Móng Cái, chả mực Hạ Long, rượu ba kích tím Ba Chẽ, rượu mơ Yên Tử.
các sản phẩm OCOP đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng tại Quảng Ninh. Mỗi năm 2 lần Xuân, Hè và định kỳ tại 14 huyện thị, các Hội chợ OCOP đều tấp nập hàng vạn lượt khách tới tham quan, mua sắm, thu về hàng chục tỷ đồng doanh thu. Nhiều đặc sản thậm chí còn "cháy hàng". Cũng trong năm 2019, hơn 80% sản phẩm OCOP Quảng Ninh đều được dán tem điện tử thông minh VNPT-Check, có mã số mã vạch, khiến người tiêu dùng yên tâm hơn.
Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 75 làng nghề truyền thống, 501 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động; trong đó, có 350 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; 342 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT cùng một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn phát triển khá toàn diện theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng như: Vùng sản xuất cây ăn quả có múi, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất chè, vùng sản xuất rau an toàn, rau nguyên liệu phục vụ chế biến.
Với những lợi thế về địa hình, khí hậu, có thể khẳng định, đây là vùng đất giàu tiềm năng để các tổ chức, cá nhân sản xuất những sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế tham gia Chương trình OCOP tạo nên những sản phẩm có giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Thái Nguyên cũng đã và đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP nhằm khẳng định lợi thế của nhiều đặc sản quê hương.
Hiện huyện có 07 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, trong đó có hai sản phẩm được sản xuất từ lúa gạo. Đây cũng là định hướng phát triển kinh tế của địa phương, nhằm khai thác tối đa thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp.
Theo chia sẻ của ông Hoàng Tiến Diện, Giám đốc HTX Mì, bún khô Tiến Diện, các sản phẩm của HTX đều được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Sản phẩm được chế biến từ việc thu mua gạo thóc từ 2 xã Dân Tiến, Việt Long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tại TP. Phổ Yên mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP cũng được Chi nhánh Vật tư nông nghiệp TP. Phổ Yên phối hợp với xã Minh Đức triển khai thực hiện được 3 năm. Mô hình trồng lúa trên diện tích 10ha, có 40 hộ dân tham gia và được hỗ trợ vật tư nông nghiệp, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bà Vũ Thanh Nhàn, xã Minh Đức, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho hay, thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện đã cũng đầu tư giống, phân bón, đưa giống lúa năng suất chất lượng cao, hướng dẫn bà con canh tác đạt kết quả rõ rệt.
Đến nay toàn tỉnh Thái Nguyên đã có trên 120 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Không những nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản, chương trình OCOP còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với lợi thế điều kiện của từng địa phương.
Tại tỉnh Trà Vinh, với những nỗ lực thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP, đến thời điểm này, toàn tỉnh Trà Vinh có 108 sản phẩm OCOP, trong đó 05 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 16 sản phẩm đạt 4 sao và 87 sản phẩm 3 sao.
Lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, sản phẩm OCOP được tỉnh coi là một trong những sản phẩm chủ lực. UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo huy động các nguồn lực, các đơn vị để nâng cao nhân thức trong công tác quản lý, điều hành phát triển sản phẩm OCOP. Từ nay đến năm 2025, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu mỗi năm sẽ có thêm từ 40-50 sản phẩm OCOP và hơn 70% sản phẩm OCOP được tham gia các sàn giao dịch điện tử.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Chương trình OCOP đã tạo hiệu quả tích cực, phát triển sản phẩm đặc trưng, truyền thống và góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương thông qua định hình những sản phẩm chất lượng, đúng quy chuẩn, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, chương trình đã làm thay đổi tập quán sản xuất, khơi dậy và phát huy tinh thần sáng tạo khởi nghiệp trong nhân dân không chỉ trên lĩnh vực khôi phục và phát huy ngành nghề truyền thống mà còn hướng người dân đến nền kinh tế thị trường, hàng hóa, mở rộng sản xuất cho khu vực nông thôn.