Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo phòng ngừa dịch Covid-19
Nhằm chung tay đóng góp trong công tác ngăn ngừa đại dịch Covid-19, sáng 25/5, tại TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Thống Nhất phối hợp với khoa Y - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Giải pháp công nghệ IoT kết hợp trí tu
Tại hội thảo các chuyên gia y tế nhìn nhận, trước tình hình biến chủng dịch Covid-19 có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng và ngày càng tăng. Các khu cách ly vẫn phải đo nhiệt hàng ngày thủ công để báo cáo tình hình dịch bệnh làm tăng khả năng lây nhiễm chéo. Các doanh nghiệp không nắm chính xác và kịp thời tình hình thực tế số người có nguy cơ nhiễm Covid-19 trong đội ngũ.
Các chuyên gia y tế, nhà khoa học thảo luận về giải pháp công nghệ IoT kết hợp trí tuệ nhân tạo AI trong phòng chống dịch Covid-19, tại hội thảo trực tuyến |
Trong khi các giải pháp sàng lọc nguồn nguy cơ mang mầm bệnh dịch Covid-19 trên thị trường chưa đạt hiệu quả toàn diện, lâu dài, đại đa số các nơi vẫn sử dung giải pháp máy đo nhiệt cầm tay với hiệu suất kiểm soát thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo cao. Đặc biệt, chưa nhiều nơi triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong giám sát và kiểm soát phòng ngừa dịch để nhanh chóng cập nhật và có giải pháp xử lý nhanh chóng dập dịch kịp thời. Các ban ngành không có đủ số liệu để dự đoán và truy vết nhằm chuẩn bị kế hoạch dự phòng cũng như ngăn ngừa lây lan…
Trước tình trạng trên, nhóm nghiên cứu khoa Y - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh kết hợp với Công ty TNHH STVG, công ty hàng đầu về công nghệ AI và IoT từ Nhật Bản đã nghiên cứu, phát triển giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm kiểm soát đồng thời nhóm người tại khu vực cách ly, bệnh viện, khu công nghiệp, cửa khẩu, khu tập trung đông người trong phòng chống dịch Covid-19. Đây là giải pháp có rất nhiều tính ưu việt và tính hiệu quả khi áp dụng.
Tại hội thảo, PGS.TS Phạm Xuân Đà - khoa Y (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Trưởng nhóm nghiên cứu - đã trình bày phương án kỹ thuật thông tin về giải pháp công nghệ IoT kết hợp trí tuệ nhân tạo AI kiểm soát đồng thời nhóm người tại khu vực cách ly, bệnh viện, khu công nghiệp, cửa khẩu, khu tập trung đông người trong phòng chống dịch Covid-19.
PGS.TS Phạm Xuân Đà - khoa Y (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), trình bày giải pháp ứng dụng công nghệ AI và IoT trong giám sát và kiểm soát phòng ngừa dịch Covid-19 |
Theo PGS.TS Phạm Xuân Đà, giải pháp ứng dụng công nghệ AI và IoT xây dựng hệ thống hoàn chỉnh nhằm sàng lọc, theo dõi, giám sát nhóm người có nguy cơ nhiễm Covid-19 đạt độ chính xác giám sát thân nhiệt cao ± 0,3°C. Có thể triển khai giải pháp dạng một Kios đo nhiệt độ với độ chính xác cao, kết nối IoT để báo cáo theo thời gian thực. Modul phần mềm kết nối kios, camera đo nhiệt độ với server để phân tích và nhận dạng người đo, nếu người đo bị sốt ngay lập tức cảnh báo tại chỗ đồng thời nhắn tin qua SMS/zalo đến bộ phận liên quan.
Bên cạnh đó, có thể triển khai giải pháp dạng Modul phân tích thống kê số người bị sốt ở các khu vực đông người, đồng thời với phần mềm tích hợp AI và IoT có thể phân tích và báo cáo tình hình bệnh nhân thường xuyên tại các khu cách ly, khu tập trung đông người theo thời gian thực, tương ứng đưa ra các phân tích thống kê cảnh báo các khu vực bất thường và có nguy cơ đã có dịch lọt ra cộng đồng theo cài đặt.
Đáng chú ý, khi áp dụng giải pháp này, ngoài báo cáo diễn biến bao nhiêu người bị sốt trong ngày tại khu vực nào, còn báo cáo diễn biến tình hình đo nhiệt theo tháng, năm tại từng địa điểm, giải pháp còn hoạt động như một phần phềm AI điểm danh và đồng thời đo nhiệt toàn bộ nhân viên nhận dạng khuôn mặt, báo cáo đích danh tình trạng nhân viên ngay tức thời qua SMS/zalo cho cho lực lượng bảo vệ hoặc bộ phận quản lý.
Các chuyên gia y tế cho rằng, ngoài những ưu điểm trên, khi áp dụng giải pháp công nghệ IoT kết hợp trí tuệ nhân tạo AI cũng có tác động tuyên truyền tính tự giác chấp hành của người dân, cộng đồng, đây là yếu tố vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định thành công trong phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, cũng có ý nghĩa to lớn trong việc tiết kiệm tài chính và nguồn lực cho phòng chống dịch. Ngoài ra, lợi ích lớn hơn nhiều là góp phần “bình thường hóa” các hoạt động kinh tế, xã hội góp phần phát triển kinh tế và an sinh, an toàn xã hội.