Friday, Nov 22, 07:11 AM

Thương hiệu Kinh Bắc City và câu chuyện khởi nghiệp, tư duy chiến lược, tham vọng chiếm lĩnh thị trường

Không chỉ nổi tiếng với các dự án bất động sản như: KCN Quế Võ - Bắc Ninh, Tràng Cát - Hải Phòng, Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tổ hợp văn phòng,... và KĐT mới Phúc Ninh, Tràng Duệ, Tràng Cát mà Kinh Bắc City còn là doanh nghiệp thu hút nguồn vốn FDI, nhất là t

Thương hiệu Kinh Bắc City và câu chuyện khởi nghiệp, tư duy chiến lược, tham vọng chiếm lĩnh thị trường
Thương hiệu Kinh Bắc City và câu chuyện khởi nghiệp, tư duy chiến lược, tham vọng chiếm lĩnh thị trường

Kinh Bắc City - Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP, trụ sở Lô B7, Khu công nghiệp Quế Võ, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và số 20 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, được thành lập từ ngày 27/03/2002, với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT.

Từ khi thành lập đến nay, Kinh Bắc Cityluôn tạo được vị thế chủ đạo trong kinh doanh, với phương châm “lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng và đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển cộng đồng”. Ưu thế cạnh tranh nổi bật của Kinh Bắc City -KBC là việc kết hợp giữa khu công nghiệp (KCN) và đô thị dịch vụ.

Những dự án bất động sản mà KBC đang nắm quyền quản lý như KCN Quế Võ – Bắc Ninh; KCN Tràng Cát – Hải Phòng; Tổ hợp văn phòng, Trung tâm thương mại, dự án KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KĐT mới Phúc Ninh…  KBC không chỉ giữ vững về Bất động sản mà còn là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài FDI, nhất là thu hút đầu tư công nghệ cao (CNC) từ các Tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới như: Canon, Foxconn, MITAC, Panasonic, Sanyo, Wintek, UMEC…

Tuy nhiên, trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển thương hiệu, Kinh Bắc City gặp không ít thăng trầm,… khiến khách hàng, người tiêu dùng lo lắng về các quyền lợi được hưởng, đặc biệt là vấn đề tài chính khi đầu tư vào những dự án này. Việc này đã làm giảm niềm tin của khách hàng, người dân vào tính hiệu quả của các dự án. Khi viết loạt bài này, chúng tôi chỉ mong rằng, thương hiệu Kinh Bắc City - KBC luôn là thương hiệu có những sản phẩm thật uy tín, chất lượng và ngày càng phát triển bền vững.

Hành trình phát triển thương hiệu Kinh Bắc City

Trở lại hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, KBC tiền thân là CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc được thành lập ngày 27/03/2002, đi vào hoạt động từ tháng 04/2003 với chức năng ban đầu là đầu tư, xây dựng và kinh doanh Cơ sở hạ tầng Khu đô thị - Thương mại – Khu công nghiệp – Dịch vụ đa năng.

Năm 2005, Kinh Bắc City thành lập công ty con đầu tiên đó là CTCP Khu Công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang để phát triển Khu công nghiệp - Khu đô thị Quang Châu. Đến năm 2006, thành lập CTCP Khu Công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng để phát triển Khu công nghiệp Tràng Duệ.  Ngày 18/12/2007, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc khi 88 triệu cổ phiếu được niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu - KBC. Đến năm 2008, KBC tăng vốn điều lệ lên 1,340,830,000,000 đồng.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (trụ sở Lô B7, Khu công nghiệp Quế Võ, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - KBC

Đến năm 2010, CTCP Phát triển Đô thị Sài Gòn – Tây Bắc đã trở thành công ty con của KBC để phát triển dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 2012, thành lập Công ty TNHH MTV Tràng Cát để quản lý và phát triển Dự án Khu công nghiệp - Khu đô thị Tràng Cát - Hải Phòng. Năm 2014, tăng vốn điều lệ lên 3,957,111,670,000 đồng. Năm 2015, tăng vốn điều lệ lên 4,775,111,670,000 đồng và ngày 12/10/2021 tăng vốn điều lệ lên 5,757,111,670,000 đồng…

KBC họp đại hội cổ đông bất thường

Tuy nhiên, trong hành trình xây dựng, phát triển thương hiệu của mình, Kinh Bắc City gặp phải không ít khó khăn, khiến khách hàng, nhà đầu tư cũng thăng trầm cùng thương hiệu này khi đầu tư vào đây.

Ngày 08/11/2022, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) phát đi thông báo số 0811-1/2022/KBC-CK sẽ chốt Dánh sách cổ đông vào ngày 28/11 để tiến hành họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường năm 2022 lần 2 hoặc năm 2023 lần 1, tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn thiện thủ tục tổ chức Đại hội với các mốc thời hạn phù hợp với quy định của pháp luật.

Nội dung chính của cuộc họp là xin ý kiến ĐHĐCĐ về việc chia cổ tức 20% bằng tiền hay mua vào cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ, tăng giá trị cổ phiếu.

Việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ đem lại lợi ích chính đáng cho cổ đông khi tình hình thị trường chứng khoán khó lường. Nếu giá cổ phiếu xuống thấp sẽ gây thiệt hại cho cổ đông thì việc mua vào lượng lớn cổ phiếu là động thái tích cực khi công ty có dòng tiền tốt.

Bên cạnh đó, công ty sẽ xin ý kiến ĐHĐCĐ về kế hoạch kinh doanh năm 2023 và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ để HĐQT và ban Tổng giám đốc chủ động triển khai ngay từ đầu năm 2023.

Dragon Capital rời khỏi ghế cổ đông lớn ở Đô thị Kinh Bắc   

Trong một diễn biến khác, thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, ba quỹ thành viên do Dragon Capital quản lý vừa bán ra 2.073.000 cổ phiếu của Đô thị Kinh Bắc.

Nhóm quỹ ngoạiDragon Capital đã liên tiếp bán ra cổ phiếu của Kinh Bắc, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,63% xuống còn 4,75%. Cụ thể, quỹ thành viênCTBC Vietnam Equity Fund bán 773.000 cổ phiếu, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company bán 1 triệu cổ phiếu và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) bán 300.000 cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện trong phiên ngày 04/11/2022.

A1. Kể từ 8/11, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của Kinh Bắc.
Kể từ ngày 08/11/2022, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của Kinh Bắc.

Sau giao dịch, tổng sở hữu của cả nhóm nhà đầu tư nước ngoài giảm từ 5,0278% xuống còn 4,7577%, tương đương còn khoảng 36,52 triệu cổ phiếu. Với tỷ lệ sở hữu này, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của Kinh Bắc từ ngày 08/11/2022.

Trước đó, Dragon Capital đã bán ra 6 triệu cổ phiếu của Kinh Bắc, giao dịch được thực hiện trong phiên ngày 01/11/2022 giảm lượng cổ phiếu sở hữu cả nhóm từ 50,9 triệu cổ phiếu xuống còn 44,9 triệu cổ phiếu. Với dữ liệu còn nắm giữ 36,5 triệu cổ phiếu tại ngày 04/11/2022, nhóm Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 14,4 triệu cổ phiếu trong 04 phiên giao dịch từ ngày 01 - 04/11/2022.

Dragon Capital đã bán ra 6 triệu cổ phiếu của Kinh Bắc ngày 1/11.
Dragon Capital đã bán ra 6 triệu cổ phiếu của Kinh Bắc ngày 01/11/2022.

Ngày 12/10/2022, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua vào 5.518.000 cổ phiếu KBC để nâng sở hữu từ 7,71% lên 8,43% vốn điều lệ. Trong đó, Norges Bank mua vào 2 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0,66% lên 0,92% vốn điều lệ; CTBC Vietnam Equity Fund mua vào 1,55 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 2,02% lên 2,22% vốn điều lệ; DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua vào 1,5 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 1,01% lên 1,2% vốn điều lệ; và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) mua vào 468.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0 cổ phiếu lên 468.000 cổ phiếu, tương đương 0,06% vốn điều lệ.

A4 Nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua vào 5.518.000 cổ phiếu KBC để nâng sở hữu từ 7,71% lên 8,43% vốn điều lệ.
Nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua vào 5.518.000 cổ phiếu KBC để nâng sở hữu từ 7,71% lên 8,43% vốn điều lệ.

Sau đó, vào ngày 28/10/2022, nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã bán 1,9 triệu cổ phiếu KBC - trong đó, hai quỹ thành viên Amersham Industries Limited và CTBC Vietnam Equity đồng loạt bán ra tổng cộng 2 triệu cổ phiếu KBC, trong khi Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) mua vào 100.000 cổ phiếu KBC. Động thái bán ra của Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu KBC đang giảm sâu, mất khoảng 67% giá trị so với đỉnh lịch sử một năm trước.

Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã bán 1,9 triệu cổ phiếu KBC vào ngày 28/10.
Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã bán 1,9 triệu cổ phiếu KBC vào ngày 28/10/2022.

Trong khi đó, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT KBC là CTCP Đầu tư Vinatex - Tân Tạo đã hoàn tất mua thêm 5 triệu cổ phiếu KBC nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,46% lên 5,11%. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 10/10 - 31/10/2022. Ước tính, cổ đông này đã chi khoảng 90 tỷ đồng cho thương vụ ‘bắt đáy” lần này.

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT KBC là CTCP Đầu tư Vinatex - Tân Tạo đã hoàn tất mua thêm 5 triệu cổ phiếu KBC nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,46% lên 5,11%.
Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT KBC là CTCP Đầu tư Vinatex - Tân Tạo đã hoàn tất mua thêm 5 triệu cổ phiếu KBC nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,46% lên 5,11%.

Ở một diễn biến khác, KBC mới đây đã thông qua việc thực hiện giao dịch quyền mua cổ phiếu phát hành thêm (tỷ lệ 1:1) của CTCP Viễn thông Sài Gòn (Saigontel - mã SGT). Theo đó, công ty dự kiến sẽ chi gần 160 tỷ đồng để mua 15,9 triệu cổ phiếu SGT với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian đăng ký và nộp tiền là từ ngày 20/10 - 24/10/2022.

KBC mới đây đã thông qua việc thực hiện giao dịch quyền mua cổ phiếu phát hành thêm (tỷ lệ 1:1) của CTCP Viễn thông Sài Gòn.
KBC mới đây đã thông qua việc thực hiện giao dịch quyền mua cổ phiếu phát hành thêm (tỷ lệ 1:1) của CTCP Viễn thông Sài Gòn.

Còn trong sáng ngày 10/11/2022, ông Tâm đã công bố thông tin về việc mua vào 50 triệu cổ phiếu KBC. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại nếu thực hiện giao dịch này dẫn đến tổng số cổ phiếu do ông Tâm và những người liên quan sở hữu sẽ bị vượt quá 25% số cổ phần đang lưu hành của KBC. Như vậy, ông Tâm và những người liên quan sẽ phải tuân thủ quy định về chào mua công khai.

Vì vậy, vị chủ tịch KBC đã công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu mua vào là 25 triệu đơn vị. Sau khi kết thúc việc mua vào lần này, ông Tâm cùng những người liên quan sẽ xem xét quy trình để tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu KBC.

Chủ tịch KBC đã công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu mua vào là 25 triệu đơn vị.
Chủ tịch KBC đã công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu mua vào là 25 triệu đơn vị.

Thời gian giao dịch dự kiến giữ nguyên từ ngày 15/11 đến ngày 14/12 theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Đặng Thành Tâm sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên gần 138,7 triệu đơn vị, tương đương 18,065% vốn điều lệ tại KBC. Tạm tính theo thị giá hiện tại của KBC là 13.350 đồng/cp, ông Đặng Thành Tâm dự chi khoảng 334 tỷ đồng để mua thành công số lượng cổ phiếu đã đăng ký. Động thái gom cổ phiếu của vị chủ tịch diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu KBC đang trượt sâu xuống vùng đáy 2 năm. Cổ phiếu này hiện đã ghi nhận mức giảm 70% so với đỉnh đạt được cuối năm ngoái.

Trước đó, ông Đặng Thành Tâm cũng đã đăng ký mua tổng cộng hơn 17,5 triệu cổ phiếu SGT theo phương thức giao dịch thỏa thuận với cùng mục đích trên. Số tiền dự chi vào khoảng 175 tỷ đồng. Hiện tại, ông Đặng Thành Tâm đang là Chủ tịch HĐQT cũng đồng thời là cổ đông lớn nhất nắm 23,69% cổ phần tại Saigontel.

Kinh Bắc giải trình khoản lợi nhuận hơn 2.000 tỷ biến mất

 Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (Đô thị Kinh Bắc, HOSE: KBC) vừa công bố thông tin bất thường giải trình về chênh lệch kết quả kinh doanh 06 tháng đầu năm 2022 giữa BCTC công ty tự lập và đã được kiểm toán soát xét.

Nguồn: Thuyết minh BCTC đã kiểm toán 6 tháng đầu năm 2022 của KBC.
Nguồn: Thuyết minh BCTC đã kiểm toán 06 tháng đầu năm 2022 của KBC.

Theo đó, tại BCTC tự lập, lợi nhuận sau thuế của Đô thị Kinh Bắc ghi nhận hơn 2.456 tỷ đồng trong tháng đầu năm. Tuy nhiên, sau soát xét bởi công ty kiểm toán, lợi nhuận của doanh nghiệp này đã giảm 91,8% xuống còn 200,3 tỷ đồng.

Trong văn bản giải trình, Đô thị Kinh Bắc cho biết sự chệnh lệch là do trên BCTC hợp nhất 06 tháng 2022 tự lập Công ty đang kế toán ban đầu tạm thời thu nhập từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% với CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng theo chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất kinh doanh và chuẩn mực kế toán số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết và các quy định có liên quan khác.

Đô thị Kinh Bắc cho rằng sự chênh lệch lợi nhuận hơn 2.000 tỷ đồng là do chênh lệch ước tính tài sản tại Công ty CP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng.
Đô thị Kinh Bắc cho rằng sự chênh lệch lợi nhuận hơn 2.000 tỷ đồng là do chênh lệch ước tính tài sản tại Công ty CP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng.

Trước đó, ngày 29/06/2022, HĐQT của Đô thị Kinh Bắc thông qua việc mua thêm 5,7 triệu cổ phiếu của Công ty Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng, nâng tỷ lệ sở hữu lên 48%, tương ứng 9,6 triệu cổ phiếu và chuyển công ty này thành công ty liên kết của mình. Giá đầu tư mà Đô thị Kinh Bắc đổ vào công ty này chỉ có 96 tỷ đồng, rất rẻ so với giá trị hợp lí của khoản đầu tư là gần 2.500 tỷ đồng. Giá trị hợp lí tài sản thuần từ Sài Gòn –Đà Nẵng ước tính khoảng hơn 4.805tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Công văn ngày 29/08/2022 của công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y), theo yêu cầu của chuẩn mực soát xét thông tin tài chính giữa niên độ, E&Y đang tích cực làm việc với đơn vị tư vấn định giá để soát xét báo cáo định giá nêu trên. Nhưng do số lượng lớn các tài sản là bất động sản và tính phức tạp của việc định giá các bất động sản này, hiện nay, công việc soát xét của E&Y đối với các báo cáo định giá nêu trên chưa được hoàn tất.

Ngoài ra, Đô thị Kinh Bắc giải thích việc hoàn tất kế toán ban đầu sẽ được thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày mua, do đó, báo cáo hợp nhất soát xét bán niên năm 2022 chưa ghi nhận thu nhập cho giao dịch này từ việc định giá theo giá trị thị trường của tài sản thuần của bên bị mua.

Trên website CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng, doanh nghiệp được thành lập vào tháng 8/2005, là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI). Đơn vị này đang là chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây (Thừa Thiên Huế) với tổng diện tích 657,78 ha; Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng (Đà Nẵng) với tổng diện tích 132,6 ha và Khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng) với tổng diện tích 289,35 ha.

Ngoài KBC, Công ty TNHH TCIE Việt Nam (Sản xuất và lắp ráp xe hơi Nissan) và Công ty TNHH Bao bì nước giải khát Crown Đà Nẵng cũng đang đầu tư vào Công ty Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng.

Thương hiệu & Công luận tiếp tục chuyến đến bạn đọc những thông tin về những mảng sáng, mảng tối còn tồn tại ở các dự án mang thương hiệu Kinh Bắc City.

Minh An
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/kinh-bac-city-cau-chuyen-khoi-nghiep-tu-duy-chien-luoc-va-tham-vong-chiem-linh-thi-truong-nuoc-ngoai-a183004.html Copylink