Monday, Aug 22, 07:08 AM

Bộ sưu tập hơn 6.000 con ốc mượn hồn của 9x Hà Nội

Nghe theo tiếng gọi của tuổi thơ, Nguyễn Thanh Phượng (Thanh Xuân, Hà Nội) quyết định sưu tập cho mình những chú ốc mượn hồn với nhiều màu sắc và các giống khác nhau được nhập khẩu từ nhiều nơi trên thế giới. Việc nuôi ốc chuyên nghiệp khác hoàn toàn với một người nuôi để làm cảnh.

Bộ sưu tập hơn 6.000 con ốc mượn hồn của 9x Hà Nội
Bộ sưu tập hơn 6.000 con ốc mượn hồn của 9x Hà Nội
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_1.jpg
Ốc mượn hồn hay còn được gọi là cua ẩn sĩ, là loài ốc có cơ thể không đối xứng và sống trong vỏ, mang theo vỏ khi di chuyển. Ốc mượn hồn gồm hai loại, sống dưới nước và trên cạn. Đa số người nuôi thường chọn ốc trên cạn.
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_2.jpg
Một ngày nọ, Nguyễn Thanh Phượng chợt nhớ về những kỷ niệm hồi nhỏ, từng mua ốc mượn hồn từ những người bán rong quanh cổng trường để nuôi. Em nghĩ rằng: "Hay là mình thử nuôi lại con này xem bây giờ nó có sống được lâu hơn không". Thế là Phượng bắt đầu nuôi 3-4 con và tìm hiểu sâu về cách chăm sóc.
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_3.jpg
Đối với người chơi bình thường, họ chỉ cần cấp ẩm cho loài cua này để chúng sống lâu hơn và phát triển khỏe mạnh. Nhưng với người chơi chuyên nghiệp họ phải căn nhiệt độ phòng, nguồn sinh dưỡng, sắc tố của ốc thông qua việc cho ăn.
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_4.jpg
Trong bộ sưu tập của Phượng, tính các kích thước từ bé nhất đến lớn nhất có khoảng 6.000 con cho đến 8.000 con. Tuy nhiên, để duy trì đam mê này, Phượng cũng vừa nuôi vừa bán.
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_5.jpg
Các dòng cua ẩn sĩ khá đa dạng và ở Việt Nam phổ biến các dòng: Rogurus, Cavipes, Violasen, Perlatus, Abino. Một số dòng hiếm khác bên Châu Âu có màu vàng đen hay có tên gọi là Purpur. 
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_6.jpg
Để ra được sắc tố đẹp cho ốc, Phượng lựa chọn các loại thực phẩm có màu giống với chúng. Chẳng hạn như dòng Violasen trong ảnh đây cần phải cho ăn thêm hoa đậu biếc để giữ màu tươi.
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_7.jpg
Hay đối với dòng Pelatus, Phượng cho ăn thêm dưa hấu để chúng có thể ra màu đỏ đẹp.
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_8.jpg
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_9.jpg
Một đặc tính của ốc mượn hồn là rất thích chui vào những ốc cây, hốc đá, vì vậy Phượng thường có các gáo dừa khô đặt trong bể nuôi. Bên cạnh đó, em cũng đặt thêm các loại cảnh vật khác cho bể nuôi sống động hơn.
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_10.jpg
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_11.jpg
Trẻ em đến xem những con ốc mượn hồn của Phượng đặc biệt thích thú và không thể rời mắt.
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_12.jpg
Trong các bể nuôi, Phượng đặt thêm nhiều loại vỏ để cua ẩn sĩ thay, tránh trường hợp vỏ vỡ và làm xước cơ thể chúng.
anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-h224-noi_13.jpg
Đối với Phượng, được sống trong niềm yêu thích của mình với động vật là điều không gì sánh bằng. Em luôn mong muốn lan tỏa đến mọi người sức sinh động của loài vật này, ai cũng có thể trải nghiệm nuôi thử.

Khoảnh khắc ốc mượn hồn thay vỏ.

Đức Huy
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/anh-bo-suu-tap-hon-6000-con-oc-muon-hon-cua-9x-ha-noi-5693987.html Copylink