Monday, Oct 21, 06:10 PM

Giá nhà tăng liên tục nhiều năm, người lao động làm sao có nhà?

Giá căn hộ tại 2 đô thị lớn mỗi năm tăng 10%, chưa kể những đợt nóng sốt tăng hàng chục % trong khi lương bình quân của người lao động chỉ tăng nhỏ giọt, thậm chí giảm.

Giá nhà tăng liên tục nhiều năm, người lao động làm sao có nhà?
Giá nhà tăng liên tục nhiều năm, người lao động làm sao có nhà?
gi225-nh224-tang-li234n-tuc-nhieu-nam-nguoi-lao-dong-l224m-sao-c243-nh224_1.jpg
Tổ hợp chung cư Linh Đàm là một dự án hiếm hoi dành cho người thu nhập tại Hà Nội

Theo báo cáo của hội môi giới bất động sản Việt Nam, kể từ năm 2014 đến nay, giá nhà đất liên tục tăng, với mức tăng bình quân hàng năm là trên 10%/năm. Thậm chí, nhiều dự án có thể tăng trên 20%/năm.

Theo báo cáo này chỉ ra năm 2019 và 2020, giá bất động sản có hiện tượng tăng mạnh và nhanh, nhất là phân khúc căn hộ. Thực trạng thị trường thiếu nguồn cung còn đẩy giá căn hộ tại TP HCM tăng gần 100% so với thời điểm năm 2018.

Như vậy, bất chấp những tác động mà đại dịch gây ra với nền kinh tế, giá bất động sản tiếp tục leo thang. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam lại không thể theo kịp tốc độ tăng giá của bất động sản.

Số liệu trực tuyến của Batdongsan.com.vn cũng chỉ ra, tốc độ tăng giá bất động sản bình quân năm 2018-2019 là 12-20%. Tính riêng quý 3/2019, chung cư TP HCM tăng thêm 11,8%, cao hơn nhiều mức tăng lương trung bình năm 2019 là 3% (số liệu của Navigos).

Trong khi đó, Năm 2020, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương đạt 6,6 triệu đồng, giảm gần 100 nghìn đồng so với năm 2019.

Như vậy, gia đình trẻ có hai người, thu nhập ở mức bình quân hiện tại, tổng 12 triệu/tháng, nếu muốn mua căn hộ 70 m2tại Hà Nội, giả sử căn rẻ nhất hiện nay là 20 triệu/m2, thì cần ít nhất 1,5 tỷ đồng. Như vậy là mức giá này tương đương 10 năm thu nhập trung bình của một hộ gia đình kể trên.

Khảo sát trên cũng tương tự một kết quả khảo sát tại TP HCM hồi đầu năm 2021. Báo cáo trên cho thấy với thu nhập bình quân của sinh viên mới ra trường tại TP HCM và Hà Nội là 72 triệu đồng một năm, trong khi giá căn hộ 2 phòng ngủ bình quân hiện đã lên đến 2 tỉ đồng. Như vậy, giá căn hộ hiện cao hơn thu nhập của người trẻ tới 28 lần.

Đối với nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, thu nhập bình quân 120 triệu đồng một năm, thì giá căn hộ cũng cao gấp 17 lần thu nhập trung bình.Đối với trưởng nhóm và giám sát có thu nhập trung bình 192 triệu đồng mỗi năm, thì giá căn hộ trên thị trường cao gấp 10 lần thu nhập.

Trong khi đó, cấp quản lý, trưởng phòng với thu nhập đạt 264 triệu đồng một năm, giá căn hộ trên thị trường cao gấp 7 lần thu nhập.

Theo ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty DKRA Việt Nam, hiện cơ hội mua được nhà của người trẻ càng thấp do hầu như thị trường không còn xuất hiện loại căn hộ hạng C (căn hộ bình dân) và người trẻ có mức thu nhập 20 triệu đồng một tháng cũng chỉ có thể mua được nhà bình quân khoảng 1 tỉ đồng. “Hiện nay TP.HCM không còn căn hộ giá rẻ phục vụ nhóm đối tượng này. Để mua được nhà các bạn trẻ phải tích lũy được 50%, 50% số tiền còn lại phải dùng đòn bẩy tài chính là vay ngân hàng”, ông Phạm Lâm cho hay.

Các chuyên gia nhận định, trước tình trạng giá nhà đất liên tục “leo thang” và căn hộ giá rẻ biến mất trên thị trường, cơ hội để người trẻ có thể mua được nhà phải trông chờ vào chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ của Chính phủ, bởi hiện nay Bộ Xây dựng đang có đề xuất chính sách cho nhà giá rẻ, dưới 45 m2 để giải quyết tình trạng giá nhà vượt khả năng chi trả của người dân. Theo đó, giá bán loại nhà ở thương mại giá rẻ giá 20-28 triệu đồng/m2. Như vậy, mỗi căn hộ có giá cao nhất cũng chỉ hơn 1,2 tỷ đồng.

nh28689t-28689nh
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/gia-nha-tang-lien-tuc-nhieu-nam-nguoi-lao-dong-lam-sao-co-nha-5668157.html Copylink