Friday, May 21, 08:05 AM

Con đường nào cho doanh nghiệp Việt trở thành Vendor quốc tế?

Bối cảnh hội nhập sâu rộng đang mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt gia nhập thị trường cung ứng quốc tế. Bên cạnh việc đổi mới trong chính sách vĩ mô, doanh nghiệp sản xuất Việt cần thay đổi những yếu tố nội tại nào để đạt được sự bắt tay với các tập đoàn nước ngoài hàng đầu?

Con đường nào cho doanh nghiệp Việt trở thành Vendor quốc tế?
Con đường nào cho doanh nghiệp Việt trở thành Vendor quốc tế?

Cơ hội rộng mở với doanh nghiệp Việt nhưng các "ông lớn" vẫn gập ghềnh tìm kiếm Vendor

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã và đang tái định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều tập đoàn quốc tế dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Đông Nam Á với mong muốn nối lại chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ những nước vệ tinh. Không chỉ vậy, sự hậu thuẫn trong các chính sách thương mại mới (EVFTA, TPP…) càng tạo đà cho Việt Nam trở thành mắt xích đầy tiềm năng trên bản đồ chuỗi cung ứng của thế giới.

Cơ hội rộng mở là thế nhưng cả đơn vị cung ứng lẫn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn gian nan khi gặp được nhau. "Nhiều khi chúng tôi ví đi tìm nhà cung cấp như tìm kim cương" - nhận định đó của đại diện Toyota Việt Nam dường như cũng là "cảnh ngộ chung" của nhiều tập đoàn quốc tế trên hành trình gập ghềnh tìm kiếm Vendor (nhà cung ứng) của mình.

Những tiêu chí ngặt nghèo khi trở thành Vendor quốc tế

Nút thắt phổ biến nhất cho tình trạng trên vẫn là câu chuyện doanh nghiệp Việt không đáp ứng được những tiêu chuẩn mà các "ông lớn" đặt ra.

Trước hết, ở quy mô đa quốc gia, các tập đoàn thường có xu hướng muốn minh bạch hóa dữ liệu để quản lý hoạt động chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Do đó, những hạt nhân mới tham gia vào chuỗi buộc phải vượt qua vòng thẩm định về công nghệ thông tin khắt khe để có thể dễ dàng hoạt động tương thích và hình thành dòng chảy thông tin xuyên suốt trong chuỗi.

Bên cạnh đó, Covid-19 cũng khiến chuỗi cung ứng biến thiên liên tục buộc các doanh nghiệp nội phải nhanh nhạy và linh hoạt phản ứng trước các thay đổi của cuộc chơi toàn cầu. Những yêu cầu về chất lượng – chi phí - tiến độ giao hàng (Q-C-D) vì thế như cũng trở nên "khó nhằn" hơn bao giờ hết. Đơn cử như: để gia nhập vào mạng lưới của Samsung, các doanh nghiệp hỗ trợ phải đảm bảo sản phẩm làm ra có độ chính xác cao, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng xuất đi các nước EU, Mỹ, Nhật Bản... Ngoài ra, điều kiện về thời gian giao hàng hai tiếng một lần cũng khiến hầu hết các doanh nghiệp Việt nghe thấy phải lắc đầu. 

Vào được chuỗi đã khó, ở lại chuỗi cũng khó không kém khi mà các tập đoàn này thường xuyên nâng mức tiêu chí đánh giá và sàng lọc nhà cung ứng của mình. 

Cải tiến nội lực - Con đường bền vững chắp cánh cho doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang chiếm sóng toàn cầu, chuyển đổi số được nhận định là lời giải cho những bài toán khó mà các tập đoàn quốc tế đặt ra. Trong số những sản phẩm công nghệ hiếm hoi dành cho lĩnh vực sản xuất, giải pháp nhà máy thông minh "make in Vietnam" 3S iFACTORY do Công ty Cổ phần Công nghệ ITG phát triển đang được nhiều nhà cung ứng đánh giá là một sự lựa chọn chuyển đổi số hiệu quả.

Con đường nào cho doanh nghiệp Việt trở thành Vendor quốc tế? - Ảnh 1.

3S iFACTORY được vinh danh Sao Khuê 2021 cho giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc hạng mục Quản lý - Điều hành doanh nghiệp

Khác biệt những giải pháp khác trên thị trường, 3S iFACTORY cung cấp một chiến lược chuyển đổi số toàn diện có sự tích hợp liền mạch giữa công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT). Kế thừa tinh hoa từ mô hình chuẩn quốc tế ISA-95, giải pháp bao quát các chức năng vận hành - quản lý thông qua 4 tầng ứng dụng: 3S IIoT Platform (Hệ thống kết nối – tự động hóa sản xuất), 3S MES (Hệ thống điều hành – thực thi sản xuất), 3S ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực tổng thể), và 3S Business Hub (Hệ thống báo cáo thông minh). 

Con đường nào cho doanh nghiệp Việt trở thành Vendor quốc tế? - Ảnh 2.

Kiến trúc giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY

Kiến trúc công nghệ này khi kết hợp với tri thức quản trị tinh gọn, sẽ giúp doanh nghiệp Việt chuyển mình thành những Agile Company (doanh nghiệp linh hoạt). Đây là một xu hướng doanh nghiệp kiểu mới đang được áp dụng tại nhiều đơn vị trong bối cảnh Covid-19 khiến môi trường kinh doanh biến động liên tục. Khi chiến lược doanh nghiệp mở rộng hoặc co hẹp, với cấu trúc công nghệ đã được quy hoạch chuẩn mực, doanh nghiệp sẽ linh hoạt thích ứng trước những sự thay đổi của thị trường.

Ngoài việc số hóa cao quy trình quản trị - vận hành, ứng dụng 3S iFACTORY còn giúp nhà máy tăng cường khả năng cảnh báo và truy xuất nguồn gốc. Theo đó, với những dữ liệu thu thập trực tiếp trong quá trình sản xuất, hệ thống có thể nhận diện và khoanh vùng lỗi ngay trên từng công đoạn (WIP). Hơn thế, nếu các bất thường có tính xu hướng, những dự báo được tự động đề xuất để cải tiến máy móc và nâng cao quy trình quản lý chất lượng đầu - cuối (IQC - PQC - OQC). Nhờ vậy, các bộ phận có thể chủ động hơn trong việc cân đối nguồn lực và định hướng kế hoạch sản xuất sao cho không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn rút ngắn tiến độ giao hàng. Bên cạnh đó, giải pháp cũng hướng tới việc tính toán chi phí thực tế và xác định các yếu tố gây hao phí để tối ưu hóa giá thành sản xuất.

Vừa qua, 3S iFACTORY cũng được giới chuyên môn công nhận về tính hiệu quả khi vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2021 cho giải pháp Quản lý - Điều hành doanh nghiệp xuất sắc do Hiệp hội VINASA trao tặng. Cùng với những minh chứng từ nhiều dự án triển khai cho doanh nghiệp vừa và lớn cũng như các doanh nghiệp FDI, 3S iFACTORY được xem là một phần chiến lược không thể thiếu cho các đơn vị sản xuất trên hành trình hiện thực hóa giấc mơ gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

9135nh-d9135ng
Theo Theo Nhịp sống kinh tế https://cafef.vn/con-duong-nao-cho-doanh-nghiep-viet-tro-thanh-vendor-quoc-te-20210506145650947.chn Copylink