Thursday, May 23, 10:05 AM

Ghi dấu ẩm thực trên phim: Cơ hội bị bỏ lỡ

Những món ăn Hàn Quốc ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam nhờ xuất hiện nhiều, thậm chí trong các bộ phim truyền hình. Thế nhưng, kênh quảng bá hữu hiệu này hầu hết lại bỏ lỡ cơ hội với quốc gia của chính mình, dù Việt Nam được xem là thiên đường ẩm thực.

Ghi dấu ẩm thực trên phim: Cơ hội bị bỏ lỡ
Ghi dấu ẩm thực trên phim: Cơ hội bị bỏ lỡ
ghi-dau-am-thuc-tr234n-phim-co-hoi-bi-bo-lo_1.jpg
Món kim bắp là trung gian câu chuyện trong bộ phim "Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo". Ảnh: CMH. 

Phim ảnh luôn là một cách quảng bá tuyên truyền tốt nhất. Thông qua một bộ phim, người xem có thể bị tác động đến lối sống, phong cách và ảnh hưởng cả “gu” ăn mặc. Nhiều nước đã sử dụng phương tiện này để nâng cao hiệu quả ẩm thực và thành công như Hàn Quốc, Đài Loan…

Làn sóng phim Hàn Quốc với những món ăn ngon như: kim chi, kim bắp, mì gói, bánh gạo tokbokki.. Được nhiều khán giả trong và ngoài nước biết đến thông qua những thước phim truyền hình, điện ảnh.

Tại Việt Nam, những bộ phim lấy ẩm thực làm "nhân vật chính" chỉ đếm trên đầu ngón tay, các cảnh quay về món ăn hầu hết hời hợt, không có điểm nhấn. Sau phim "Mùi ngò gai" nói về phở ra đời năm 2006, tạo được tiếng vang, không có thêm bộ phim nào gây nhiều ấn tượng.

ghi-dau-am-thuc-tr234n-phim-co-hoi-bi-bo-lo_2.jpg
Ẩm thực Việt Nam xuất hiện hạn hẹp trên kênh truyền hình quốc gia. 

Nhắc tới Việt Nam, khán giả chỉ biết được vài món như phở, nem cuốn. Trong khi đó các món ăn truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc... họ có thể thuộc làu làu bởi nó quá quen thuộc trên màn ảnh.

Các nước luôn có những siêu phẩm điện ảnh về ẩm thực như: "Nàng Dae Jang Geum" hay "Chiến tranh Kim Chi" của Hàn Quốc; "Julie & Julia" (Pháp), Jiro Dreams of Sushi (Nhật); The God of Cookery (Trung Quốc)… luôn khiến người ta náo nức muốn đến nước đó và thưởng thức ngay. Hàn Quốc là một trong số những nước tận dụng hiệu quả sức mạnh mềm của quốc gia, đó chính là điện ảnh, để quảng bá văn hóa ẩm thực đất nước.

Theo đạo diễn phim “Chuyện của Pao” – Ngô Quang Hải, ở mỗi quốc gia, câu chuyện ẩm thực thường được kể bằng những thước phim hấp dẫn. Việt Nam có những câu chuyện ẩm thực hay tuy nhiên chưa được các nhà làm phim khai thác triệt để.

“Thực tế, những nhà làm phim gặp khó khăn khi khai thác chủ đề ẩm thực. Bởi, những cảnh quay về ẩm thực yêu cầu tương đối cao về mặt thẩm mỹ, nhằm mang lại cảm giác ẩm thực cao cấp. Các đúp quay cần thay đổi khác nhau, yêu cầu kỹ lưỡng trong khâu chuẩn bị và cả khi lên sóng.

Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ có một số phim truyền hình hiện nay thường khai thác đề tài này một cách chớp nhoáng, tuy nhiên với điện ảnh dường như đang bị bỏ ngỏ. Hiện, Nhật Bản đang làm tốt điều này vì lồng ghép được yếu tố thiên nhiên, thẩm mỹ khi mang ẩm thực lên phim ảnh”, đạo diễn Ngô Quang Hải nói.

Đạo diễn Hải cho rằng, các nhà làm phim hiện chỉ quan tâm đến các đề tài gia đình, mâu thuẫn xã hội.

Bếp trưởng người Mỹ Geoffey Deetz từng đánh giá, khi thế giới đang có nhiều người mắc bệnh từ việc ăn uống thì ẩm thực Việt là một thực đơn độc đáo, lành mạnh góp vào nền ẩm thực thế giới. Tuy nhiên, so với ẩm thực của các nước trong khu vực như ẩm thực Nhật, Hoa, Thái, Ấn, Indonesia, ẩm thực Việt hiện nay vẫn lép vế và có phần đơn điệu trong mắt người nước ngoài.

ghi-dau-am-thuc-tr234n-phim-co-hoi-bi-bo-lo_3.jpg
Đạo diễn Ngô Quang Hải. 

Để ẩm thực Việt vươn ra biển lớn và xa hơn là biến giấc mộng "cái bếp của thế giới" trở thành hiện thực, rõ ràng sự đồng hành của nghệ thuật thứ bảy là điều cấp thiết. Và nói như đạo diễn Ngô Quang Hải, với chiến lược mang tính quốc gia này, nhà nước cần hỗ trợ nhà làm phim bằng các chính sách đặt hàng.

Vân Vân
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/ghi-dau-am-thuc-tren-phim-co-hoi-bi-bo-lo-5716853.html Copylink