Wednesday, Jun 21, 10:06 AM

Nhân sự việc Hoa hậu Hà Kiều Anh: Công chúa thì phải được vua phong

Với nhà Nguyễn, từ đời Minh Mạng trở đi, vua ra lệnh gọi con gái của vua là Hoàng nữ. Và cũng từ đó, công chúa là một tước vị được vua sách phong chứ không thể tự nhận.

Nhân sự việc Hoa hậu Hà Kiều Anh: Công chúa thì phải được vua phong
Nhân sự việc Hoa hậu Hà Kiều Anh: Công chúa thì phải được vua phong

Với nhà Nguyễn, từ đời Minh Mạng trở đi, vua ra lệnh gọi con gái của vua là Hoàng nữ. Và cũng từ đó, công chúa là một tước vị được vua sách phong chứ không thể tự nhận.

Con gái vua gọi là "Hoàng nữ"

Theo Từ điển nhà Nguyễn của tác giả Võ Hương An, "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" khi chép về mục con cái của vua Minh Mạng đã ghi: "Kể cả những người mất sớm (tảo thương), đức Thánh tổ (vua Minh Mạng) có 78 Hoàng tử và 64 Hoàng nữ".

Trong thực tế, cách gọi này không được tuân thủ chặt chẽ vì người ta đã quen gọi con gái vua là công chúa. Ngay trong bộ "Thực lục" (chính sử của triều Nguyễn) cũng gọi lẫn lộn khi là "công chúa", khi là "Hoàng nữ".

Và các "Hoàng nữ" này tới lúc nào đó, thường đến khi lớn tuổi sẽ được phong tước hiệu "Công chúa" với danh hiệu đi kèm.

Ví dụ: Hoàng nữ Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo là trưởng nữ của vua Thiệu Trị, sinh năm 1824, lấy chồng là Phò mã Đô uý Nguyễn Văn Ninh năm 1846. Và ngay trong năm đó (23 tuổi ta) được vua cha phong cho làm "Diên Phúc Công chúa".

Hoàng nữ Nguyễn Phúc Khuê Gia là con gái thứ 2 của vua Minh Mạng, sinh năm, 1813, lấy chồng là Phò mã Đô uý Nguyễn Văn Túc năm 1833. Nhưng mãi đến năm 1854 (42 tuổi ta) mới được cháu là vua Tự Đức phong làm "An Phúc công chúa".

Đặc biệt, khi vua ban thưởng cho bà con họ hàng, có sự phân biệt tiêu chuẩn ít nhiều giữa công chúa được phong và các Hoàng nữ chưa được phong công chúa.

Và sách phong công chúa là một điển lễ rất long trọng dưới triều Nguyễn.

Điều kiện phong tước công chúa

Hai ví dụ nêu trên cho thấy Hoàng nữ Khuê Gia tuy ở vai cô nhưng lại được phong tước hiệu công chúa sau cháu là Hoàng nữ Tĩnh Hảo. Lại do vua cháu (Tự Đức) phong chứ không phải vua cha (Minh Mạng) hay vua anh (Thiệu Trị).

Lại nữa, theo tác giả Võ Hương An, được phong công chúa là một việc, còn có danh hiệu kèm theo hay không lại là việc khác. Điều này còn tuỳ thuộc vào tấm lòng ưu ái của vua cha và một số điều kiện khác, tuổi tác chẳng hạn, chứ không có nguyên tắc nhất định.

Ví dụ các bà Ngọc Châu, Ngọc Quỳnh và Ngọc Anh là con gái thứ nhất, thứ nhì và thứ ba của vua Gia Long và cả ba đều là chị của vua Minh Mạng. Riêng bà Ngọc Xuyến, thứ 5 là em vua.

Các bà này đã được phong làm công chúa rồi nhưng chưa có danh hiệu. Năm Minh Mạng thứ 21(1840), khi các bà chị đều trên 50 tuổi, vua mới phong danh hiệu cho các công chúa này.

Và vua Minh Mạng giải thích với Bộ lễ các trường hợp đặc cách này như sau:

"Trưởng công chúa đệ nhất, đệ nhị, đệ tam đều tuổi ngoài 50, già nua lật đật, thực là đáng thương, lại em trẫm là trưởng công chúa đệ ngũ (Ngọc Xuyến) cũng gần đến ngũ tuần, goá chồng, không có con, cảnh già buồn tẻ, dẫu từ trước đến giờ, công chúa chưa từng được phong hiệu, nên cũng nên đặc cách gia ơn, để tỏ lòng ưu hậu".

t13169ng-minh
Theo Lao động https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/nhan-su-viec-hoa-hau-ha-kieu-anh-cong-chua-thi-phai-duoc-vua-phong-925586.ldo Copylink