Monday, Feb 24, 04:02 PM

Giới thiệu Top 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê: Năm 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam ước đạt 101,9 triệu đồng/người (tương đương 4.153,17 USD, theo giá hiện hành), tăng 160 USD so 2022. Trong đó, 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người c

Giới thiệu Top 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam
Giới thiệu Top 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam

10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam, bao gồm:

Bình Dương đạt 7,12 triệu đồng/người/tháng; TP. Hồ Chí Minh đạt 6,6 triệu đồng/người/tháng; Hà Nội đạt 6 triệu đồng/người/tháng; Đồng Nai đạt 5,75 triệu đồng/người/tháng; Đà Nẵng đạt 5,23 triệu đồng/người/tháng; Hải Phòng đạt 5,09 triệu đồng/người/tháng; Bắc Ninh đạt 4,91 triệu đồng/người/tháng; Vĩnh Phúc đạt 4,51 triệu đồng/người/tháng; Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hải Phòng - nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội 2023

Bài 6: Hải Phòng - những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội 2023

Theo báo cáo của UBND Thành phố, năm 2023, trước những khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, Hải Phòng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, đồng bộ, hiệu quả, thích ứng với diễn biến của thị trường. Nhờ đó, giá trị sản xuất công nghiệp và thương mại trên địa bàn thành phố đạt những kết quả tích cực, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu có sự tăng trưởng cao so với cùng kỳ và đứng trong tốp đầu của cả nước. 

GRDP năm 2023 của thành phố Hải Phòng tăng 10,34% so năm trước (kế hoạch tăng từ 12,7 - 13%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng.

Nhiều sản phẩm công nghiệp tăng cao so 2022

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2023 đứng thứ 9, ước tăng trên 13 % so 2022.

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Tùng thông tin tại Kỳ hợp thứ 13, HĐND Thành phố Hải Phòng

Các ngành kinh tế cấp 1 đều có tăng trưởng dương đó là: Khai khoáng tăng 33,78%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng chung; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,40%, đóng góp 12,43 điểm phần trăm; sản xuất, phân phối điện tăng 7,89%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8,59%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, đóng vai trò là trụ đỡ, chiếm quyền số cao nhất (trên 90% giá trị tăng thêm), quyết định chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp thành phố với một số nhóm ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao so cùng kỳ 2022, như:

Đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 87,63%; sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính tăng 84,04%; sản xuất đồ điện dân dụng tăng 75,12%; sản xuất xe có động cơ tăng 69,73%; sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 59,55%; sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép tăng 53,76%; sản xuất bột giấy, giấy và bìa tăng 40,77%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 37,28%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 27,47; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao tăng 15,27%…

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2023 tăng cao so cùng kỳ năm trước, tập trung vào nhóm các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm điện tử:

Tủ lạnh gia đình sản xuất đạt 502,2 nghìn chiếc, tăng 528,97%; thiết bị ngoại vi của máy vi tính (chuột, bút quang, bi xoay) sản xuất đạt 20,8 triệu cái, tăng 252,58%; máy chơi game đạt 1,1 triệu cái, tăng 66,20%; tấm trải sàn, tấm phủ tường bằng plastics (gấp 3,71 lần); cấu kiện cầu và nhịp cầu bằng sắt, thép tăng 204,33%; xe có động cơ tăng 71,59%; bảng điều khiển trò chơi video tăng 78,81%; mạch điện tử tích hợp tăng 37,28%…

Song, ở chiều ngược lại, hoạt động công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn một số ngành có chỉ số giảm, tác động trực tiếp tới tốc độ tăng IIP của toàn ngành công nghiệp:

Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng giảm 25,8%; sản xuất sắt, thép, gang giảm 25,35%; sản xuất giày dép giảm 18,37%; may trang phục giảm 11,75%...

Trong hoạt động kinh doanh và sản xuất điện, năm 2023: Lượng điện mua vào, ước đạt 8.331.739.408 KWh, tăng 3,78% so 2022, đạt 99,17% so kế hoạch năm; điện thương phẩm, ước đạt 8.178.596.443 KWh, tăng 3,03% so 2022, đạt 100,17% so kế hoạch năm. Trong đó: Công nghiệp, xây dựng 4.899.982.605 KWh, giảm 1,35% so 2022; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng 300.324.863 KWh, tăng 8,89% so 2022; quản lý và tiêu dùng dân cư 2.757.697.348 KWh, tăng 10,8% so 2022.

Bên cạnh đó, tình hình cung ứng điện trên địa bàn, cơ bản đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho toàn bộ phụ tải thành phố, đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Một số ngành TM-DV đạt mức tăng trưởng vượt mục tiêu

Trong năm qua, Hải Phòng đã thành lập thêm 3 cụm công nghiệp mới với tổng diện tích khoảng 150 ha, nâng tổng số lượng cụm công nghiệp đã thành lập (hoặc có phê duyệt quy hoạch chi tiết) trên địa bàn thành phố lên 13 cụm công nghiệp với tổng diện tích 514,2 ha, góp phần đáp ứng nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi các khu dân cư.  

Năm 2023, khu vực thương mại, dịch vụ là một điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng, một số ngành thương mại, dịch vụ trọng điểm đạt mức tăng trưởng vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023, ước đạt 198.787 tỷ đồng, tăng 13,6%;  so năm trước; tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 7.949,1 nghìn lượt, tăng 13,56% so 2022, doanh thu vận tải hành khách tăng gần 67% so 2022. 

Cung - cầu hàng hóa các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố ổn định, lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 31 tỷ USD, tăng 7,7% so 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 30 tỷ USD, tăng 9,1% 2022.

Cùng với đó, hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố đạt nhiều kết quả tích cực.

Hải phòng đã tổ chức, triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối giao thương với các đoàn xúc tiến thương mại, đầu tư nước ngoài:

Tổ chức thành công Hội chợ Công Thương vùng đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng năm 2023; Chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Hải Phòng với doanh nghiệp của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi… trên nhiều lĩnh vực như logistics, dệt may, nông sản…

Những hoạt động đó, góp phần cải thiện mạnh môi trường đầu tư kinh doanh, tăng sức hấp dẫn của Thành phố Hải Phòng với các nhà đầu tư.

Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh kết quả đạt được năm 2023, thì hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp, thương mại và xuất khẩu duy trì tăng trưởng so 2022 và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước.

Hải Phòng sẽ phát triển từ mô hình “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh” thành mô hình “Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh” (Ảnh: Hồng Phong)

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất khẩu chưa bám sát kế hoạch đã đề ra. Kinh tế thành phố đang có độ mở lớn, khả năng chịu đựng với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào khối FDI (kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 90%; kim ngạch nhập khẩu chiếm khoảng 89%); công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, sản xuất, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu, dưới tác động của giá nguyên liệu đầu vào ở mức cao, thị trường bị thu hẹp, gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tăng trưởng GRDP không đạt kế hoạch đề ra, một số ngành dịch vụ như du lịch, logistisc và vận tải, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế phát triển.

Tình trạng buôn bán, kinh doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại và sản xuất hàng giả còn diễn biến phức tạp.

Mặt bằng lãi suất cho vay giảm, nhưng doanh nghiệp còn khó khăn trong cách tiếp cận vốn và hấp thụ vốn; vật tư, tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công tại một số dự án vẫn còn chậm.

Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn trên là do, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều khó khăn, thách thức, xuất hiện nhiều yếu tố mới chưa từng có tiền lệ, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng.

Kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, làm gián đoạn thương mại, chuỗi cung ứng sản xuất; lạm phát, biến động của giá xăng dầu thế giới, làm cho chi phí sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, gây áp lực lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và cước vận tải tiếp tục tăng cao, khiến cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều thách thức.

Một số doanh nghiệp phải giãn tiến độ sản xuất, giảm nhập khẩu nguyên vật liệu, điều chỉnh các phương án sản xuất, kinh doanh thích ứng với tình hình mới, cơ cấu lại khách hàng và đơn hàng. Nhiều nguyên vật liệu tăng giá đột biến so thời điểm mời thầu, làm tăng chi phí đầu tư của dự án.

Chi phí vận tải tăng dẫn đến một số nhà thầu thi công cầm chừng, hoặc không nhận mặt bằng, hoặc đã nhận mặt bằng, nhưng chưa tổ chức thi công, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án…

Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 2024

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp nối các kết quả đã đạt được, Hải Phòng đã đề ra các mục tiêu cụ thể thực hiện trong năm 2024 như sau.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) tăng khoảng 11,5  -  12% so 2023. Trong đó:

Nhóm công nghiệp, xây dựng tăng 13,3 - 13,75%; nhóm dịch vụ tăng 10,20 - 10,75%: nhóm nông lâm thủy sản tăng 0,98%.

Hoa phượng đỏ hay phượng vĩ đã trở thành biểu tượng của Thành phố Hải Phòng (Ảnh Vietnamnet)

GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 9000 USD; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 15%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 64%.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 106.761,592 tỷ đồng. Trong đó: Thu nội địa 45 ngàn tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 60 ngàn tỷ đồng.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 190 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 33 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 32 tỷ USD; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 222.550 tỷ đồng, tăng 11,9% so 2023; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt từ 02 - 2,5 tỷ USD; giải quyết việc làm cho 57900 lượt người lao động…

Để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, Hải Phòng cần tích cực thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm sau:

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì vị trí xếp hạng chỉ số PCI của thành phố nằm trong nhóm 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước;

Huy động mọi nguồn lực nhất là nguồn lực tư nhân và FDI phục vụ phát triển; tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư; đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, liên tục, ổn định cho hoạt động sản xuất, kinh doanh;

Đẩy nhanh thực hiện các thủ tục đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng để sớm thành lập các khu, cụm công nghiệp mới;

Tập trung giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu, cụm công nghiệp, sẵn sàng các quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư lớn; khẩn trương thực hiện các thủ tục để thành lập khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng;

Mở rộng kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế theo định hướng phát triển 3 trụ cột chủ yếu là công nghiệp, công nghệ cao, càng biển - logistics, du lịch -  thương mại (tập trung GPMB và đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp Tiên Thanh, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Khu phi thuế quan Xuân cầu; các cụm công nghiệp Giang Biên, Kiên Cường II, Đại Thắng, Dũng Tiến - Giang Biên, Quang Phục, An Thọ);

Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư, quy hoạch để sớm thành lập các khu công nghiệp mới: Nam Tràng Cát, Thủy Nguyên, Tràng Duệ giai đoạn III, Giang Biên II…; các cụm công nghiệp, làng nghề cơ khí và đúc, huyện Thủy Nguyên., Chiến Thắng, Tân Trào;

Triển khai chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến 2030;

Chủ động xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án điện gió ngoài khơi; nghiên cứu để xuất Đề án thành lập khu thương mại tự do trong khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng;

Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistics mới theo quy hoạch; các bến cảng container số 3, 4, 5, 6 được hoàn thành trong năm 2024; khởi công và xây dựng các bến cảng container số  7, 8;

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, bố trí quỹ đất phù hợp thu hút đầu tư hệ thống trung tâm logistics đạt cầm tầm cỡ quốc gia và quốc tế;

Triển khai thực hiện chiến lược phát triển thương mại trong nước trên địa bàn thành phố, giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045;

Tiếp tục đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tăng cường xúc tiến đầu ra cho sản phẩm thông qua hệ sinh thái xúc tiến thương mại số;

Tăng cường tổ chức các dịch vụ kết nối thị trường, hội chợ, triển lãm các nền tảng kết nối, nền tảng hỗ trợ triển lãm ảo (Virtusl Trade Fair);

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm thương mại lớn (dự án khu vui chơi giải trí, dự án tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để chỉnh trang đô thị tại khu vực chợ Sắt, trung tâm hội nghị, thương mại và dịch vụ quốc tế Hải Phòng); thu hút các nhà đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại các huyện ven đô;

Xây dựng, phát triển các cụm liên kết - chế biến tiêu thụ nông sản tại các địa phương có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics;

Thực hiện các hoạt động hỗ trợ hợp tác xã mua phân phối vật tư đầu vào, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản đầu ra và cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất;

Bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, các nghề mới và làng nghề mới gắn với bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho lao động nông thôn;

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ, xúc tiến đầu tư trực tuyến);

Thu hút các dự án lớn, công nghệ cao có vai trò dẫn dắt, đóng góp lớn cho thành phố…

Một góc huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng). (Nguồn ảnh: Cổng TTĐT TP Hải Phòng)

Thành phố tiếp tục triển khai:

Tổ chức các hội nghị đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp; hội nghị kết nối các doanh nghiệp trong nước các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;

Huy động mọi nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư, đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, thu hút các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, giữ vai trò dẫn dắt, có sức lan tỏa đầu tư vào thành phố;

Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt là các dự án đầu tư công trọng điểm, dự án có tác động lớn, lan tỏa, các dự án xây dựng nông thôn mới;

Kiên quyết xử lý đối với các dự án không triển khai, chậm triển khai, không thực hiện đúng chủ trương của thành phố và các quy định hiện hành.

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số;

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; thúc đẩy hợp tác quốc tế;

Triển khai các hoạt động trong khuôn khổ chương trình; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

H. Thủy (Nguồn: https://vioit.org.vn/vn)
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/gioi-thieu-top-10-tinh-thanh-pho-co-thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-cao-nhat-viet-nam-a213219.html Copylink