Wednesday, Dec 23, 08:12 AM

Lưu ý, nợ xấu có thể phình to hơn, gây áp lực lớn cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong năm 2024

Đó là nhận định chung của các chuyên gia tài chính-ngân hàng khi biết được Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ nợ xấu nội bảng cộng với nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của

Lưu ý, nợ xấu có thể phình to hơn, gây áp lực lớn cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong năm 2024
Lưu ý, nợ xấu có thể phình to hơn, gây áp lực lớn cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong năm 2024
Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Lưu ý, nợ xấu có thể phình to hơn, gây áp lực lớn cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong năm 2024. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Nợ xấu cũ chưa được xử lý xong thì có thể có thêm nợ xấu mới khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ hết hiệu lực, như vậy sẽ gây áp lực rất lớn đến tình trạng tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM). Chất lượng tài sản của các ngân hàng tạm thời sẽ được kiểm soát cho đến hết năm 2023, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần lưu ý đến vấn đề này nhiều hơn trong năm 2024.

Theo thống kê, hầu hết ngân hàng đều đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu tăng nhanh. Tổng nợ xấu cuối quý III/2023 của các ngân hàng tăng 61% so với cuối quý trước đó, lên 196.755 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, con số này chưa phản ánh hết thực chất nợ xấu của ngân hàng. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cộng với nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 6,16%.

Ông Nguyễn Mạnh Thuật, Công ty Luật hợp danh Đông Nam Á cho rằng, cần phải giảm áp lực nợ xấu sẽ gia tăng trong thời gian tới cho ngân hàng: “Quan trọng nhất là phải giám sát dòng tiền, sử dụng đúng mục đích. Ngoài việc có tài sản đảm bào cần phải kiểm soát mục đích vay, kiểm soát chuẩn mục đích vay sẽ kiểm soát được an toàn vốn”.

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng nhận định: Nợ xấu gia tăng là điều tất yếu, nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta ứng xử với nó như thế nào? "Không nên quá lo ngại về câu chuyện nợ xấu gia tăng, nhưng cũng cần xem xét kỹ 04 yếu tố để có những ứng phó kịp thời", ông Hòe nói.

Theo đó, các ngân hàng thương mại phải gia tăng áp lực trích lập dự phòng rủi ro, điều này có thể làm các ngân hàng suy giảm rất lớn về lợi nhuận, nhưng đây là điều đương nhiên. Để xử lý vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho giãn thời gian trong 02 năm, mỗi năm 50% làm giảm áp lực cho các ngân hàng.

Nợ xấu tăng lên thì rõ ràng cơ hội tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp sẽ mất đi. Bởi vì, khi doanh nghiệp có nợ xấu nhảy sang nhóm 3, thì theo quy định sẽ không được cấp tín dụng nữa. Câu chuyện này được Ngân hàng Nhà nước tạm xử lý bằng thông tư cho phép giãn, hoãn nợ cho các doanh nghiệp. Nhưng nếu đã cho phép doanh nghiệp cơ cấu lại nợ mà vẫn tiếp tục rơi vào nợ xấu thì buộc phải chấp nhận.

Lưu ý, nợ xấu có thể phình to hơn, gây áp lực lớn cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong năm 2024. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Lưu ý, nợ xấu có thể phình to hơn, gây áp lực lớn cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong năm 2024. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Chuyên gia cũng cho rằng, việc sửa đổi quy định về xử lý nợ xấu cần tăng cường hơn nữa quyền của chủ nợ. Các cơ quan quản lý cần phải vào cuộc, bởi vì bảo vệ hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh chính là bảo vệ sự lành mạnh, phát triển của nền kinh tế.

"Nếu chúng ta không ủng hộ các ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu thì sẽ rất khó để họ có nguồn tiền quay trở lại để tiếp tục cho vay", ông Hoè nói.

Bên cạnh đó, cần hình thành thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam một cách minh bạch và phải chấp nhận nguyên tắc thị trường một cách đơn giản.

Vị chuyên gia cho rằng, cần cho hành lang pháp lý đối với câu chuyện mua bán nợ xấu, tạo động lực cho thị trường phát triển. Thêm nữa, dịch vụ đòi nợ thuê cần minh bạch và được kiểm soát. Các dịch vụ mua bán nợ, đòi nợ thuê cần được phát triển một cách chuyên nghiệp dựa theo các hành lang pháp lý của Chính phủ để hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong xử lý nợ xấu.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV kiến nghị sớm tổng kết Nghị quyết 42, tiến tới luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan, hoặc ít nhất là gia hạn, có điều chỉnh phù hợp theo hướng giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi.

Hiện, nợ xấu gây áp lực lên nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn và vừa vẫn còn do chịu tác động tiêu cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và những khó khăn từ phân khúc khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, chất lượng tài sản của các ngân hàng tạm thời sẽ được kiểm soát ở mức hiện tại cho đến hết năm 2023, tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý nợ xấu có thể phình to hơn khi bước sang năm 2024.

“Trích lập dự phòng vẫn tăng, thể hiện dù đã có hỗ trợ nhưng nợ xấu các ngân hàng vẫn gia tăng, điều đó nói lên nền kinh tế đang gặp khó khăn. Các khoản phải thanh toán của trái phiếu doanh nghiệp, khiến nhiều người dự báo nợ xấu sẽ gia tăng đầu năm 2024, sự khó khăn trầm lắm khiến việc bán tài sản gặp khó khăn, doanh nghiệp không có tiền thanh toán trái phiếu, thanh toán các khoản vay ngân hàng. Nếu ngân hàng không xem xét gia hạn thì những khoản nợ này sẽ bị chuyển xuống nhóm nợ xấu hơn”, Tiến sỹ Trần Dục Thức, trường đại học TP. HCM cảnh báo.

Xuân Hà (t/h)
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/luu-y-no-xau-co-the-phinh-to-hon-gay-ap-luc-lon-cho-su-tang-truong-cua-ngan-hang-trong-nam-2024-a207727.html Copylink