Saturday, May 23, 06:05 AM

Chìa khoá nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hiện nay

Để phát triển và tạo ra giá trị bền vững trong tương lai, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Tuy nhiên, việc tạo ra một chương trình ESG hiệu quả và bền vững không đơn giản, đòi hỏi doanh n

Chìa khoá nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hiện nay
Chìa khoá nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hiện nay

ESG - Yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu với thiệt hại ước tính là 523 tỷ USD, tương đương với 14,5% GDP vào năm 2050. Việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG và định hướng chiến lược xanh được coi là bước đi đúng đắn và thiết thực mà Chính phủ và Bộ Công Thương đề ra để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và dài hạn.

Đối với những doanh nghiệp tham gia xét chọn Thương hiệu quốc gia Việt Nam có chứng nhận Xanh được cấp bởi các tổ chức quốc tế hoặc các đơn vị uy tín trong nước sẽ góp phần gia tăng điểm số đáng kể cho các mục Giải thưởng sáng tạo hay Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến... Đây là lợi thế không hề nhỏ nếu các doanh nghiệp biết cách tận dụng để tối đa hóa điểm số của mình, qua đó cũng thể hiện sự quyết tâm và chủ trương đưa những yếu tố xanh vào trong thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam (công ty cung cấp dich vụ Tư vấn xây dựng thương hiệu và Nghiên cứu thị trường), các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các công ty và có thể tác động đến giá trị cổ phiếu. Các sự kiện gần đây như vụ tai nạn dầu trên Vịnh Mexico của BP, vụ kiện Tập đoàn điện tử Apple liên quan đến quyền lao động tại Trung Quốc, hay vụ kiện chống độc quyền của Amazon… Tất cả đều là minh chứng cho sự ảnh hưởng lớn của ESG đến doanh nghiệp và cả xã hội.

Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp đã thành công trong việc áp dụng chiến lược ESG. Ví dụ như Công ty CP Đầu tư Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IDICO) đã đạt được nhiều chứng nhận và giải thưởng về bền vững, bao gồm chứng nhận EDGE (Economic Dividends for Gender Equality) và giải thưởng Quản trị bền vững của Viện Nghiên cứu Công nghệ Hoa Kỳ (US Tech).

Trên thế giới, các công ty lớn như Apple, Microsoft và Amazon đều có các chính sách và chiến lược ESG mạnh mẽ. Ví dụ, Apple đã cam kết sử dụng nguồn năng lượng tái tạo 100% cho hoạt động của mình và đang tập trung vào việc giảm thiểu tác động đến môi trường từ sản phẩm của họ.

Tuy nhiên, không chỉ là các yếu tố bên ngoài mà cả những lợi ích bên trong của ESG cũng đáng được đề cập. Nghiên cứu của McKinsey & Company cho thấy rằng, các doanh nghiệp có chương trình ESG tốt thường có lợi thế về sự tận dụng cơ hội kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tài chính, nâng cao động lực cho nhân viên và xây dựng niềm tin của khách hàng và các bên liên quan khác…

Để phát triển và tạo ra giá trị bền vững trong tương lai, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị
Để phát triển và tạo ra giá trị bền vững trong tương lai, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị.

Xây dựng niềm tin, tăng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư

Cũng theo đại diện Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam: Các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ESG thường được khách hàng và nhà đầu tư đánh giá cao hơn. Ví dụ, Tập đoàn Bảo Việt đã xây dựng chiến lược ESG và được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội tốt nhất tại Việt Nam. Nhờ đó, đã tăng cường lòng tin của khách hàng và nhà đầu tư, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong ngành bảo hiểm.

Bên cạnh đó, ESG có thể giúp tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Theo một nghiên cứu của Morgan Stanley, các doanh nghiệp với một chiến lược ESG tốt thường có kết quả tài chính tốt hơn so với những doanh nghiệp không quan tâm đến ESG. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhà đầu tư đang ngày càng quan tâm đến ESG, và các doanh nghiệp có chiến lược bền vững tốt có thể thu hút được các nhà đầu tư có tâm huyết và thực hiện đầu tư dài hạn.

Doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị bền vững cho cả cộng đồng và môi trường thông qua các chiến lược ESG. Ví dụ, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) đã thực hiện chiến lược ESG để tạo ra giá trị cho cộng đồng và môi trường thông qua các dự án phát triển nông nghiệp bền vững, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương và tạo ra việc làm ổn định.

Mặt khác, theo một nghiên cứu của PwC, đến năm 2025, thị trường lao động sẽ chứng kiến một sự thiếu hụt về nhân sự, khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để tìm kiếm và giữ chân nhân tài. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp thực hiện ESG tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân nhân sự giỏi. Một công ty tâm cam kết với ESG sẽ có xu hướng thu hút được những nhân viên tài năng và đam mê công việc, những người quan tâm đến việc làm việc cho một công ty có tầm nhìn lớn và có tác động tích cực đến cộng đồng và môi trường.

Với những lợi ích rõ ràng như vậy, việc đưa ESG vào chiến lược kinh doanh là rất cần thiết. Tuy nhiên, để thực sự hiểu và áp dụng ESG, các doanh nghiệp cần phải thay đổi suy nghĩ, chấp nhận sự thay đổi và tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong việc hoạt động kinh doanh.

Minh Anh
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/chia-khoa-nang-cao-vi-the-canh-tranh-cho-doanh-nghiep-hien-nay-a194154.html Copylink