Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế
Năm 2024, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tiếp tục được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32/193 quốc gia, tăng 1 bậc và 2% về giá trị so với năm 2023. Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị thương hiệu của các ngành viễn thông, ngân hàng và thực phẩm.

Nhiều sản phẩm “Made in Việt Nam” nổi tiếng thế giới
Việc xây dựng và phát huy giá trị “Thương hiệu Việt Nam” luôn nhận được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền tại địa phương với mong muốn tôn vinh những sản phẩm “Made in Việt Nam” những thương hiệu hàng hóa, dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tạo sự tin cậy và ưa thích của người tiêu dùng. Đồng thời, tôn vinh, quảng bá thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thích ứng an toàn linh hoạt trong tình hình mới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam, ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, cho biết: Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những thương hiệu lớn nổi tiếng như; 1.Viettel 2 Vinamilk, 3. VNPT 4. Vietcombank 5. Vinhomes, 6. BIDV 7. Techcombank 8. Agribank, 9. Petrovietnam 10. Vietinbank, 11. FPT, 12. Vinpearl, 13. TPBank, 14. Mobifone, 15. Thế Giới Di Động 16. Bách Hoá Xanh, 17. Sabeco 18. MBBank, 19. Vinaphone, 20. Vietnam Airlines, 21. PNJ và nhiều thương hiệu khác, trong đó có 5 thương hiệu nổi tiếng thế giới gồm:
- Viettel - Thương hiệu giá trị tỷ USD.
- VinFast - Thương hiệu xe từ người Việt.
- Vinamilk - Thương hiệu sữa tươi nổi tiếng từ Việt Nam.
- Trung Nguyên - Thương hiệu cà phê nổi tiếng từ Việt.
- Gạo ST25 - Thương hiệu gạo Việt Nam ngon nhất thế giới.
Năm 2024, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tiếp tục được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32/193 quốc gia, tăng 1 bậc và 2% về giá trị so với năm 2023. Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị thương hiệu của các ngành viễn thông, ngân hàng và thực phẩm.
Tuy nhiên, công cuộc xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dịch vụ cũng gặp không ít khó khăn bởi thị trường cạnh tranh, nguồn vốn đầu tư, định hướng phát triển chiến lược, xác định, định vị, vị trí sản phẩm, cùng với đó có nhiều đơn vị, doanh nghiệp đầu tư thiếu bài bản và chủ yếu mang tính tự phát, do vậy tính hiệu quả và bền vững không cao, những khó khăn này thường gặp phải ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Định hướng cho trong việc xây dựng thương hiệu Việt Nam trong thời gián tới, ông Đỗ Hồng Trung, nhấn mạnh: “Trong thời gian tới các doanh nghiệp tiếp tục tận dụng sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các bộ ngành về cơ chế chính sách trong phát triển thương hiệu, phát triển kinh tế xã hội chủ động huy động nguồn nội lực của doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình một cách hiệu quả và bền vững.
Phát huy tối đa hiệu quả hạ tầng phương tiện công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, các phương thức thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh thương mại và xây dựng thương hiệu cũng như nhân hiệu
Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong quản lý doanh nghiệp, trong sản xuất để tiết giảm chi phí nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng phân loại.
Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật, sản xuất sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp theo tôn chỉ đạo đức và pháp lý, đặc biệt chú trọng chất lượng sản phẩm, tuyệt đối nói không với lừa dối người tiêu dùng, nói không với hàng giả hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời thường xuyên chia sẻ thông tin đến các lực lượng chức năng thực thi công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mọi lúc mọi nơi, mọi hình thức hướng tới mục tiêu bền vững trong quá trình phát triển.
Phát huy tính tự lực tự cường ở từng doanh nghiệp từng cá nhân. Để tiến tới xây dựng một doanh nghiệp có uy tín về hàng hóa, dịch vụ đa dạng phong phú chất lượng cao ở từng sản phẩm.
Xây dựng và bảo vệ thương hiệu để phát huy những giá trị đã đạt được về sản phẩm, về thương hiệu, nắm bắt nhu cầu, xu hướng thị trường, xu hướng tiêu dùng để đưa ra các sản phẩm hàng hoá chất lượng cao và có tính cạnh tranh đặc biệt hướng tới giao thương quốc tế”.
Xây dựng thương hiệu trong hoạt động của doanh nghiệp đã được Đảng, nhà nước quan tâm, chỉ đạo trong suốt 17 năm qua, số lượng doanh nghiệp thành công và đạt được những kết quả nhất định nói nên sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển.
Bà Nguyễn Hà Thu - Tổng giám đốc Công ty TNHH quốc tế Trà Tiên Thảo chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu bền vững: Muốn xây dựng được thương hiệu cần gắn kết mọi người vì cuộc sống tốt đẹp. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng, nhân viên, nhà cung ứng, đại lý các cấp. Mỗi người đều có trách nhiệm với xã hội theo cách riêng, thương hiệu cũng vậy. Để đạt được sự bền vững, tất cả đều phải hợp tác với nhau. Từ việc tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, cho đến việc tạo công việc làm cho người lao động là một trong những đóng góp tốt đẹp của thương hiệu.
Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, xây dựng thương hiệu hàng hóa và dịch vụ chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội VATAP cho hay: “Mô hình phát triển thương hiệu Việt đã được kế thừa những giá trị vốn có với sự đổi mới tư duy trong bối cảnh của cạnh tranh và những xu hướng mới như: Cấu trúc sản phẩm và thương hiệu; hệ thống nhận diện mới; chiến lược sản phẩm và thương hiệu chủ lực; chiến lược mở rộng thị trường và nghiên cứu sản phẩm mới…Nhờ có định hướng cụ thể, rõ ràng và đầu tư bài bản, nhiều thương hiệu Việt đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và chiếm trọn niềm tin của khách hàng”, ông Sinh nói.
Trong kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp Việt đã và đang chú trọng xây dựng mô hình quản trị với chiến lược xây dựng thương hiệu làm nòng cốt, tiếp tục phát huy thế mạnh, không ngừng đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, thương mại điện tử trong việc quản trị doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.