Saturday, Jan 22, 04:01 PM

10 tác phẩm được trao giải A giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Âm nhạc năm 2021.

10 tác phẩm được trao giải A giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam
10 tác phẩm được trao giải A giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Theo đó, từ ngày 30/11 đến 8/12, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tiến hành xét Giải thưởng Âm nhạc năm 2021. Hội đồng xét giải thưởng đã tiến hành xét Giải thưởng trong các lĩnh vực: Thanh nhạc, Khí nhạc, các công trình Lý luận phê bình và Báo chí Âm nhạc, các tập hợp chương trình biểu diễn.

Ban tổ chức đã nhận được 176 tác phẩm của 176 tác giả là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước gửi tham dự. Trong đó, thể loại Thanh nhạc có 167 tác phẩm (trong đó có 17 ca khúc thiếu nhi, 3 ca khúc nghệ thuật); 3 tác phẩm giao hưởng, 7 hợp xướng và ca cảnh, 12 tác phẩm khí nhạc (độc tấu, hòa tấu, nhạc cụ), 3 tác phẩm giao hưởng; 1 chương trình biểu diễn; 9 công trình lý luận tham dự giải.

10-t225c-pham-duoc-trao-giai-a-giai-thuong-194m-nhac-hoi-nhac-si-viet-nam_1.jpg
Tác phẩm "Đẹp nhất bông sen" của nhạc sĩ Trương Quang Lục đoạt giải A. Ảnh: Hạnh Lê.

Về kết quả giải thưởng, theo đánh giá của Hội đồng giám khảo về thể loại khí nhạc, ưu điểm là có tác giả đã mạnh dạn đầu tư cho hoà tấu dàn nhạc hỗn hợp: dân tộc, giao hưởng với điện tử, với những đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, đề tài về tình yêu quê hương đất nước con người, hay dàn nhạc kèn đã khai thác tính dân tộc, kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và âm nhạc phương Tây.

Có một số tác phẩm có tìm tòi sáng tạo trong cấu trúc và ngôn ngữ thể hiện. Tuy nhiên còn ít các tác phẩm có chất lượng cao, thật sự sáng tạo và gây cảm xúc mạnh cho nguời thưởng thức… những tác phẩm đạt chất lượng cao vẫn chỉ ở một số tác giả cũ, chưa có xuất hiện nhân tố mới trong làng nhạc khí của Hội ta, vẫn tình trạng cũ, một số tác phẩm giữa âm thanh và tổng phổ chưa khớp nhau.

10-t225c-pham-duoc-trao-giai-a-giai-thuong-194m-nhac-hoi-nhac-si-viet-nam_2.jpg
Ca khúc "Thắp sáng những ngôi sao tương lai" của nhạc sĩ Trần Nhật Bằng đoạt giải A. Ảnh: Hạnh Lê.

Về Thanh nhạc, ca khúc dự thi năm nay đã có ca khúc về đề tài bảo vệ môi trường, thật sự gây được xúc đông mạnh mẽ và mang tính chinh phục được Hội đồng thẩm định đều đánh giá cao, hoặc viết về mẹ, về tình yêu quê hương đất nước, chống dịch Covid-19 cũng gây được cảm tình cho người nghe.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều ca khúc nghe quen thuộc, bút pháp theo lối cũ, nhiều bài còn giống nhau kể cả về giai điệu lẫn nội dung. Ngoài một vài ca khúc thật sự có chất lượng cao vẫn còn nhiều ca khúc ca sĩ thể hiện hay phối khí thu âm không trùng khớp với văn bản âm nhạc cả về cao độ và trường độ…

Bên cạnh đó cần lưu ý các nhạc sĩ viết thanh nhạc vẫn dễ nhầm lẫn các thể loại như Hợp xướng, ca khúc nghệ thuật, với hợp ca và ca khúc có bè hoặc gửi nhầm thể loại như ca khúc thiếu nhi và ca khúc người lớn.

Về ca khúc thiếu nhi, đã có những ca khúc hay cho trẻ em phù hợp với lứa tuổi hồn nhiên trong sáng của các em, được dàn dựng tốt nên hiệu quả khá cao.

10-t225c-pham-duoc-trao-giai-a-giai-thuong-194m-nhac-hoi-nhac-si-viet-nam_3.jpg
Trao giải 12 tác giả đoạt giải B. Ảnh: Hạnh Lê.

Đặc biệt, về các công trình về lý luận phê bình, theo nhạc sĩ Đức Trịnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam đánh giá, xét theo số lượng và chất lượng tác phẩm dự thi, giải thưởng Lý luận phê bình được phân theo 2 thể loại gồm sách biên soạn và các bài báo về âm nhạc.

Như vậy mùa giải này không có sách nghiên cứu. Chất lượng nội dung rất tiếc năm nay không phải mùa bội thu của lý luận. Có sách lẽ ra thuộc thể tài nghiên cứu, nhưng nội dung không đáp ứng nên phải xếp vào sách biên soạn cho hợp lý hơn và đảm bảo cho uy tín của giải thưởng.

10-t225c-pham-duoc-trao-giai-a-giai-thuong-194m-nhac-hoi-nhac-si-viet-nam_4.jpg
Trao giải cho 25 tác giả đoạt giải C. Ảnh: Hạnh Lê.

Cũng theo nhạc sĩ Đức Trịnh, nhìn chung, các tác giả hướng đến phần nổi nhiều hơn là đầu tư vào chiều sâu. Nhiều vấn đề đặt ra mà giải quyết chưa tới, có những đề mục khá kêu nhưng phần luận bàn không đủ thuyết phục hoặc không trúng, có những phân tích và thuật ngữ chưa chuẩn xác.

Các tác phẩm dừng ở nội dung biên soạn giáo trình, kinh nghiệm tổ chức sự kiện, báo cáo điền dã, giới thiệu tác giả tác phẩm cho đối tượng đại chúng, điều tra xã hội học. Chủ yếu mang tính sử liệu, văn hóa học, xã hội học, dân tộc nhạc học, đường lối phát triển văn hóa theo quan điểm chính trị nhiều hơn là âm nhạc học. Lại càng khó xếp vào chuyên ngành lý luận nghiên cứu phê bình âm nhạc. Gần như thiếu phân tích âm nhạc và rất ít thí dụ nốt nhạc, những thí dụ hiếm hoi không kèm lời phân tích hoặc đôi khi lại có những nhận xét để lộ sự thiếu hụt kiến thức âm nhạc.

Như vậy, tính khoa học chưa tới, tính nghệ thuật trong văn phong và cách biểu hiện mà lĩnh vực phê bình đòi hỏi vẫn chưa có.

10-t225c-pham-duoc-trao-giai-a-giai-thuong-194m-nhac-hoi-nhac-si-viet-nam_5.jpg
 Trình diễn tác phẩm Tứ tấu đàn dây "Dòng sông quê hương". Ảnh: Hạnh Lê.

“Đây là điều khiến Ban Lý luận phê bình hết sức phân vân, một mặt rất ghi nhận, hoan nghênh và muốn ủng hộ các tác giả đã nhiệt tình viết, hăng hái tham gia một lĩnh vực vừa khó vừa khổ; mặt khác lại không thể không băn khoăn nếu dễ dãi chấp nhận mọi khiếm khuyết có thể làm giảm độ tin cậy đối với giải thưởng âm nhạc của Hội, hơn nữa còn dẫn đến ngộ nhận, ảnh hưởng đến chất lượng lý luận phê bình âm nhạc hiện nay và sự phát triển chuyên ngành này trong tương lai” nhạc sĩ Đức Trịnh nói.

10-t225c-pham-duoc-trao-giai-a-giai-thuong-194m-nhac-hoi-nhac-si-viet-nam_6.jpg
Ca sĩ Vũ Thắng Lợi thể hiện ca khúc "Tháng năm rực rỡ" - tác phẩm giành giải A. Ảnh: Hạnh Lê.

Dựa vào các tác phẩm gửi về, Hội đồng xét giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã chọn ra 10 Giải A, 25 Giải B, 37 Giải C, và 1 chương trình biểu diễn xuất sắc để trao giải.

Trong đó, 6 giải A về Thanh nhạc được trao cho tác phẩm Voi không đuôi, sáng tác: Lê Minh Sơn (Hà Nội); Về bên mẹ, sáng tác: Lê Tự Minh (Thừa Thiên Huế); Đẹp nhất bông sen, sáng tác: Trương Quang Lục (TP Hồ Chí Minh); Tháng năm rực rỡ, sáng tác: Nguyễn Hồng Sơn (TP Hồ Chí Minh); Hồn buôn, sáng tác: Nguyễn Công Tích (Trầm Tích) Đắk Lắk;  Mùa xa vắng, sáng tác: Trần Xuân Tiên (Quảng Ngãi). Hai giải A, nhạc thiếu nhi được trao cho tác phẩm Thắp sáng những ngôi sao tương lai, sáng tác: Trần Nhật Bằng (Hà Nội); Dòng sông cho em tiếng hát, sáng tác: Bùi Bá Quảng (Hà Nội).

Tác phẩm được trao giải A thể loại Ca khúc nghệ thuật thuộc về Lá rơi, ý thơ: Lê Ngọc Nam, tác giả: Nguyễn Đình Thậm (TP Đà Nẵng). Giải A thể loại Thính phòng vinh danh tác phẩm Vãng cổ du ca (Hòa tấu nhạc cụ Phương Tây và bộ gõ Dân tộc), sáng tác: Nguyễn Ngọc Tú (Hà Nội).

ho37551ng-minh
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/10-tac-pham-duoc-trao-giai-a-giai-thuong-am-nhac-hoi-nhac-si-viet-nam-5678014.html Copylink