Friday, Feb 22, 08:02 AM

Bất ngờ trước những sự thật thú vị về Tết Nguyên đán ở Thái Lan

Trong khi hầu hết người phương Tây ăn mừng Tết Nguyên đán bằng các cuộc diễu hành ở Khu Phố Tàu và những món ăn tuyệt vời, thì ở Thái Lan, ngày Tết truyền thống của người dân địa phương lại rất khác biệt.

Bất ngờ trước những sự thật thú vị về Tết Nguyên đán ở Thái Lan
Bất ngờ trước những sự thật thú vị về Tết Nguyên đán ở Thái Lan

Khoảng 15% dân số Thái Lan được cho là hậu duệ của những người di cư từ Trung Quốc đến Thái Lan sinh sống vào đầu thế kỷ 19. Do đó, các truyền thống lâu đời của Trung Quốc như Tết Nguyên đán (tiếng Thái là Wan Trut Jin) đã thấm sâu vào trong xứ sở chùa Vàng. Trước thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành, các cộng đồng người Hoa ở thủ đô Bangkok thường sẽ trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết cùng với âm nhạc, khiêu vũ và những chiếc đèn lồng được chiếu sáng lộng lẫy, biến bầu trời thành một màu đỏ rực trong những ngày Tết Nguyên đán.

bat-ngo-truoc-nhung-su-that-th250-vi-ve-tet-nguy234n-d225n-o-th225i-lan_1.jpg
Đèn lòng được treo đỏ rực bầu trời Thái Lan những ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: Thaiger.  

Mặc dù các lễ hội lớn ở Thái Lan sẽ bị cấm trong năm nay để tránh lây lan Covid-19, các gia đình vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các nghi lễ truyền thống của họ. Hãy cùng chào đón Nhâm Dần với những sự thật thú vị về ngày Tết truyền thống ở Thái Lan.

bat-ngo-truoc-nhung-su-that-th250-vi-ve-tet-nguy234n-d225n-o-th225i-lan_2.jpg
Hình ảnh của quái vật Nian. Ảnh: Thaiger. 

Tết Nguyên đán ra đời từ truyền thuyết và nỗi sợ hãi

Theo truyền thuyết Trung Quốc, một con quái vật tên Nian sẽ đến vào mỗi đêm Giao thừa. Hầu hết mọi người sẽ trốn trong nhà. Tuy nhiên, có một cậu bé đã dũng cảm chống lại con quái vật bằng cách sử dụng pháo. Ngày hôm sau, người dân ăn mừng sự sống sót của họ bằng cách đốt thêm pháo. Từ đó Tết Nguyên đán đã được tổ chức hàng năm như một lễ hội xua đuổi xui xẻo và chào đón những điều may mắn.

 

bat-ngo-truoc-nhung-su-that-th250-vi-ve-tet-nguy234n-d225n-o-th225i-lan_3.jpg
Bao lì xì đỏ mang lại may mắn cho trẻ em trong năm mới. Ảnh: Thaiger.  

 

Phát hồng bao và tặng cam

Người Thái-Trung đã quen thuộc với những phong bao đỏ được gọi ‘hóng bo’ (hồng bao). Đây là một phong tục cổ truyền trong ngày Tết ở Trung Quốc, trẻ em sẽ nhận được những bao lì xì đỏ. Số tiền này mang ý nghĩa chuyển vận may từ những người lớn tuổi sang những đứa trẻ. Những phong bao này còn được gọi với cái tên ‘ysuqián’, có nghĩa là tiền để xua đuổi các linh hồn xấu. Bên cạnh đó, mọi người thường đến thăm gia đình và họ hàng trong những ngày Tết để tặng những trái cam – một biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn.

 

bat-ngo-truoc-nhung-su-that-th250-vi-ve-tet-nguy234n-d225n-o-th225i-lan_4.jpg
Những khu phố được trang hoàng lộng lẫy trong Tết Nguyên đán. Ảnh: Thaiger.  

 

Màu đỏ ở khắp mọi nơi

Người Thái gốc Hoa tin rằng mặc đồ màu đỏ hoặc những màu sắc rực rỡ vào Tết Nguyên đán sẽ mang lại nhiều điều may mắn. Người dân cũng thường trang trí màu đỏ ở khắp mọi nơi. Điều này xuất phát từ một niềm tin cho rằng màu đỏ sẽ có thể xua đuổi tà ma, mang lại sự giàu có và nguồn năng lượng tốt. Những chiếc đèn lồng đỏ tô điểm cho các con phố rực rỡ, trong khi các câu đối đỏ sẽ tô điểm ở cửa ra vào.

 

bat-ngo-truoc-nhung-su-that-th250-vi-ve-tet-nguy234n-d225n-o-th225i-lan_5.jpg
Múa lân – một nét văn hóa không thể thiếu. Ảnh: Thaiger.  

 

Múa lân truyền thống và bắn pháo hoa

Người dân luôn tin vào việc đốt pháo để xua đuổi ma quỷ. Thậm chí sẽ có những vũ điệu truyền thống đầy màu sắc được biểu diễn ngoài trời với tiếng đệm của trống và chũm chọe, đôi khi mọi thứ sẽ giống như một cuộc diễu hành trên đường phố. Khu phố Tàu Yoawarat là trung tâm chính ở thủ đô Bangkok, nơi tổ chức tất cả các sự kiện lớn trong dịp Tết. Các con phố được trang hoàng lộng lẫy với những chiếc đèn lồng đỏ và những vũ công múa lân sư rồng rực rỡ sắc màu. Rồng là loài vật xuất hiện trong nhiều lễ hội văn hóa Trung Quốc bởi người Trung Quốc tin rằng chúng là hậu duệ của loài thú thần thoại.

 

bat-ngo-truoc-nhung-su-that-th250-vi-ve-tet-nguy234n-d225n-o-th225i-lan_6.jpg
Những khu phố được trang hoàng lộng lẫy trong Tết Nguyên đán. Ảnh: Thaiger.  

 

Không được phép quét, dọn nhà

Theo một bài báo từ Đại học Chulalongkorn vào năm 2020, người Thái gốc Hoa tin rằng việc quét nhà hoặc lau nhà trong dịp Tết Nguyên đán sẽ cuốn trôi vận may và tài lộc, tiền bạc ra khỏi ngôi nhà. Chính vì thế, họ thường có một ngày trước Tết để quét và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, nhường chỗ cho những điều may mắn đến trong suốt lễ hội mùa xuân.

bat-ngo-truoc-nhung-su-that-th250-vi-ve-tet-nguy234n-d225n-o-th225i-lan_7.jpg
8: Người dân hóa trang trong các lễ hội chào đón Tết Nguyên đán ở Thái Lan. Ảnh: Thaiger. 

 

 

Không nên tranh cãi trong Tết Nguyên đán

Đối với những truyền thống lâu đời tại Thái Lan, nói những điều tốt đẹp và tử tế sẽ mang lại niềm vui và may mắn trong các dịp lễ, đặc biệt là Tết nguyên đán. Người dân tin rằng chửi thề, hoặc nói những lời mang ý nghĩa tiêu cực như chết chóc, nghèo đói, ma quái trong lễ hội sẽ mang lại cho bạn những điều xui xẻo trong cả năm.

Quây quần bên bữa tối sum họp

Các gia đình thường sẽ tụ tập vào đêm trước Giao thừa để cùng quây quần ăn một bữa tối thịnh soạn bao gồm thịt lợn, vịt, cá, gà và quan trọng nhất là bánh bao! Đây là bữa ăn quan trọng nhất trong năm, và được gọi là bữa tối đoàn tụ. Hầu hết các gia đình sẽ làm nhiều món ăn tượng trưng cho sự may mắn, và trong số đó, một món ăn đặc trưng nhất phải kể tới ‘jiaozi’, hay còn được gọi là bánh bao của cải.

Mâm cúng gia tiên trong Tết Nguyên đán ở Thái Lan. Ảnh: McCormick.  
Mâm cúng gia tiên trong Tết Nguyên đán ở Thái Lan. Ảnh: McCormick.  

Cúng tế Tổ tiên

Nhiều người Thái-Trung thường sẽ đến thăm mộ tổ tiên của họ một ngày trước Tết Nguyên đán, cúng tế trước bữa ăn tối đoàn tụ. Truyền thống tôn giáo này dựa trên niềm tin rằng các thành viên đã khuất sẽ vẫn luôn tiếp tục tồn tại và ban phước cho gia đình của họ.

mai-nguy38059n-theo-thaiger
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/bat-ngo-truoc-nhung-su-that-thu-vi-ve-tet-nguyen-dan-o-thai-lan-5678993.html Copylink