Monday, Nov 20, 01:11 PM

Một Đinh Phong “muốn chia sẻ những giấc mơ khác người”

Đang diễn ra tại Art Space - Đại học Mỹ thuật Hà Nội (42 Yết Kiêu, Hà Nội), triển lãm “Người bay và giấc mơ siêu thực” với khoảng 70 bức tranh và tác phẩm điêu khắc của Đinh Phong với nhiều chất liệu acrylic trên canvas, tượng đồng, gốm phủ men là câu chuyện về những giấc mơ trong những chiều kích không gian khác nhau. Cuộc trò chuyện với Đinh Phong với triển lãm cá nhân đầu tiên của anh, rất cởi mở...

Một Đinh Phong “muốn chia sẻ những giấc mơ khác người”
Một Đinh Phong “muốn chia sẻ những giấc mơ khác người”

Đang diễn ra tại Art Space - Đại học Mỹ thuật Hà Nội (42 Yết Kiêu, Hà Nội), triển lãm “Người bay và giấc mơ siêu thực” với khoảng 70 bức tranh và tác phẩm điêu khắc của Đinh Phong với nhiều chất liệu acrylic trên canvas, tượng đồng, gốm phủ men là câu chuyện về những giấc mơ trong những chiều kích không gian khác nhau. Cuộc trò chuyện với Đinh Phong với triển lãm cá nhân đầu tiên của anh, rất cởi mở...

Vì sao anh chọn trừu tượng, một thể loại rất khó và kén người xem?

- Từ trước tới nay, khi nghiên cứu các họa sĩ, các trường phái tôi chỉ thích tranh trừu tượng, như của Salvador Dali. Còn cái gì hiện thực, nhất là quá hiện thực, tôi không thích. Tôi cũng không giải thích được có lẽ vì trừu tượng gợi cho mình nhiều liên tưởng hơn.

Những tác phẩm hội họa và điêu khắc của anh biểu hiện những giấc mơ, ám ảnh nào? Nó có phải là sự cộng lại của tất cả theo một trật tự hay anh để mặc nó trôi…?

- Tôi đam mê nghệ thuật nói chung và mỹ thuật rất nhiều. Những giấc mơ của tôi diễn ra chẳng có thời gian, không gian và kéo dài nhiều năm. Vì công việc kinh doanh gắn liền với bệnh viện. Nhìn thấy những bệnh nhân bị bệnh, bị tai nạn về xương khớp như trở thành những vật thể, mảnh vỡ và không thể thành một khối toàn vẹn.. Vũ trụ cũng như con người là những vật thể, những mảnh vỡ. Tôi cố gắng nắm bắt giấc mơ của tôi và thể hiện nó. Giấc mơ thì bồng bềnh, nó rất thực chứ không phải siêu thực, tôi “lấy” nó ra để vẽ, để tạo thành những khối điêu khắc chắc chắn.

Anh đam mê hội họa từ lâu nhưng vì sao tới giờ mới vẽ, phải chăng vì đợi hội tụ đủ nhân duyên. Và anh lấy đâu ra năng lượng để tạo ra một khối lượng tác phẩm như thế chỉ trong vòng 6 tháng?

- Tôi mê cái đẹp, kiến trúc, hội họa, điêu khắc và người đẹp nhưng hội họa là mảnh đất giúp tôi thể hiện ý tưởng tốt nhất. Một người bạn có nói cảm giác tôi phải rất tĩnh mới có thể vẽ những cái động như thế. Trước đây, tôi có may mắn được học khí công, ngoại công... nên có thể tập trung năng lượng. Sau 6 tháng, tôi sút hết 6kg, gày hơn nhưng lại khỏe hơn.

Hội họa hay điêu khắc phản ánh chân thật nhất chữ ký của anh? Và tác phẩm nào khiến anh hao tổn tâm lực nhất?

- Tôi đi vào hội họa trước rồi mới đến điêu khắc. Thực ra mỗi thứ đều phản ánh suy nghĩ của tôi, tâm hồn tôi. Còn “con” của mình đứa nào, mình cũng yêu. Có “đứa con” học giỏi mình ưng ý, “con” học kém thì phải dạy nó nhiều hơn.

Khi xem lại triển lãm, anh có cảm giác tiếc nuối gì không? Như nên đầu tư một tác phẩm nào đó kỹ hơn?

- Có lúc vẽ xong tôi đã định vẽ lại nhưng lại sợ mất đi cảm xúc nguyên sơ ban đầu, thế nên lại vẽ cái khác.

Hội họa với anh là cuộc chơi hay công phu lao động? Và nó sẽ kéo dài bao lâu?

- Cuộc chơi này nó vất vả, trăn trở, dằn vặt, đòi hỏi tập trung tuyệt đối. Ngay khi triển lãm diễn ra, trong đầu tôi đã hình thành một series mới.

- Xin cảm ơn!

vi2617t-v2617n-th2617c-hi2617n
Theo Lao động https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/mot-dinh-phong-muon-chia-se-nhung-giac-mo-khac-nguoi-858248.ldo Copylink