Monday, Nov 20, 09:11 AM

NTK Thủy Nguyễn: Người dệt mộng đẹp

"Mộng bình thường" là triển lãm của Thủy Nguyễn ra mắt vào thời điểm ngành thời trang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, với cô, nếu chỉ nhìn vào khó khăn, thách thức thì chẳng bao giờ thấy được cơ hội.

NTK Thủy Nguyễn: Người dệt mộng đẹp
NTK Thủy Nguyễn: Người dệt mộng đẹp

"Mộng bình thường" là triển lãm của Thủy Nguyễn ra mắt vào thời điểm ngành thời trang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, với cô, nếu chỉ nhìn vào khó khăn, thách thức thì chẳng bao giờ thấy được cơ hội.

Không nên mãi trông chờ!

Ngành thời trang của Việt Nam vốn còn khá non trẻ, thế nên, những cuộc triển lãm về thời trang sẽ vô cùng hạn chế và chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chị nghĩ gì khi ý thức hệ thẩm mỹ của Việt Nam chúng ta còn kém và các giá trị sáng tạo đương đại luôn tạo ra những luồng tranh cãi?

- Đúng là ngành thời trang Việt Nam còn rất non trẻ, công tác tuyên truyền quảng bá còn nhiều hạn chế; cuộc sống nóng hổi của thời trang chưa xâm nhập được vào mọi ngõ ngách của đời sống thường nhật. Song nói "ý thức hệ thẩm mỹ của Việt Nam chúng ta còn kém" thì không đúng chút nào.

Chuỗi giá trị văn hóa thẩm mỹ Việt Nam và Á Đông được cộng đồng nghệ thuật thế giới đánh giá cao và luôn được tôn trọng. Người Việt Nam có góc nhìn thẩm mỹ rất tinh tế, luôn có sự hòa đồng giữa truyền thống và hiện đại, giữa tự nhiên và con người, bảo tồn và phát huy nguyên khí của đất-trời. Còn "những luồng tranh cãi" về "sáng tạo đương đại" là điều rất tự nhiên, là nguồn nuôi dưỡng sức sống cho quá trình sáng tạo và phát triển. Im lặng, hay tán đồng một chiều, cùng sự tranh cãi thiếu trong sáng, vô tư sẽ giết chết sáng tạo nghệ thuật.

Mục đích của cuộc triển lãm "Mộng bình thường" giúp chị xâu chuỗi những giá trị cốt lõi trong chặng đường 9 năm phát triển cũng như cách sắp xếp trong nghệ thuật đương đại, định hướng bố cục cho thế hệ sinh viên ngành. Thế nhưng, ngoài những mục đích trên, việc tổ chức triển lãm liệu sẽ có mang lại doanh thu tích cực sau chuỗi ngày triển lãm kết thúc?

- Triển lãm là một hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến. Nó nằm trong quá trình xây dựng, hình thành và phát triển một "thương hiệu". Triển lãm không mang lại doanh thu trực tiếp, song về lâu dài nó mang đến cho công chúng, khách hàng những thông tin bổ ích, tạo dựng niềm tin và sức hút cho sản phẩm, thương hiệu, thay đổi cách nhìn về thời trang như một tác phẩm.

Hiện tại, tôi chưa nghĩ đến tăng doanh thu. Tôi tập trung mọi nỗ lực, làm hết sức mình để khán giả được chiêm nghiệm, trải nghiệm với những tác phẩm được trưng bày, cảm nhận được tính hấp dẫn, thỏa mãn sự tò mò và thâm hiểu cá nhân, hiểu được chuỗi hình thành tác phẩm.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hậu COVID-19, mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng về nguồn doanh thu trong năm tài chính 2020; đặc biệt là ngành thời trang đang tổn thương nghiêm trọng. Song, việc đưa ra kế hoạch tổ chức triển lãm 9 năm của "Thuy Design House" hiện tại có quá mạo hiểm?

Ăn, mặc, ở, đi lại, học hành... là nhu cầu tự nhiên của con người. Mọi biến cố xã hội, thiên tai, dịch bệnh... ập đến không hủy diệt được nhu cầu có khả năng thanh toán. Ai mà biết được khả năng thanh toán của từng người trong xã hội? Tôi thấy triển lãm diễn ra lúc này là "thiên thời - địa lợi - nhân hòa" sẽ được nhiều người quan tâm, tham gia và suy ngẫm. Nó không phải là "mạo hiểm". Và mỗi chặng đường, mỗi quyết định là một mạo hiểm nên ta chứ chờ hoặc nán thì tới bao giờ?

Với triển lãm “Mộng bình thường”, chị mong đợi điều gì nhất khi thực hiện dự án này?

- Được nhiều người đến xem.

Được trao đổi, chia sẻ nhiều ý tưởng sáng tạo.

Được nghe những lời khen chê chia sẻ chân thành.

Được khẳng định truyền thống và dân tộc vẫn là cốt lõi của sự sáng tạo đa chiều trong thế giới đương đại của Thủy.

Được nhận những lời khuyên trên con đường sáng tạo nghệ thuật gắn với truyền thống.

Được chia sẻ, được giải thích cách thực hành nghệ thuật được biểu hiện theo thời gian, để khán giả có nhiều thời gian trải nghiệm, suy nghĩ và đối thoại.

Là người từng tham dự rất nhiều triển lãm lớn ở nước ngoài, chị cảm thấy “Mộng bình thường” có thể học hỏi được những gì từ họ?

- Khi tham gia nhiều triển lãm ở nước ngoài, Thủy học được là:

Cách kể chuyện thông điệp mà mình nói rõ ràng hơn.

Cách sắp đặt về ánh sáng và trật tự.

Cách đưa ra thông tin, học được cách biểu hiện được cảm xúc và cấu trúc, biết viết dòng suy luận.

Sản phẩm trưng bày phải chất lượng, đa dạng. Đôi khi không phải là sản phẩm đẹp nhất nhưng là sản phẩm phù hợp với chủ đề.

Hướng đến quảng đại quần chúng.

Xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền sống động.

Có kế hoạch chi tiết.

"Mộng bình thường" cũng học hỏi quan tâm chi tiết đến 6 vấn đề trên, bảo đảm quá trình triển lãm diễn ra trôi chảy, mọi trở ngại được nhanh chóng khắc phục, phục vụ tốt nhất cho độc giả.

Chị nghĩ những điểm gì ở “Mộng bình thường” có thể ghi dấu trong lòng công chúng yêu nghệ thuật?

- Tôi trộm nghĩ có mấy điều :

Một là sự sáng tạo, mới lạ nhưng rất bình thường. Mới chứ không xa lạ.

Hai là tính dân tộc và truyền thống luôn được giữ gìn, tân tạo, phát huy và có biến cách chấp nhận được.

Ba là sự cẩn trọng, chi li, tinh xảo trong từng đường nét thiết kế, thi công, phụ kiện...

Bốn là đặc trưng hội họa được sử dụng có chủ đích, làm cho sản phẩm rực rỡ tươi sáng, đa sắc màu, khối màu đôi lúc phá cách gây ấn tượng mạnh.

“Mộng bình thường” sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về cách tổ chức, trưng bày, giới thiệu, giao lưu, xúc tiến đến cộng đồng, và có lẽ đặc biệt là không khí hòa đồng, thân thiện, gần gũi, đồng cảm và cởi mở trong thời gian mọi người đến với “Mộng bình thường”.

Một số thiết kế trong triển lãm “Mộng thường bình“. Ảnh: NSCC
Một số thiết kế trong triển lãm “Mộng thường bình“. Ảnh: NSCC
Một số thiết kế trong triển lãm “Mộng thường bình“. Ảnh: NSCC
Một số thiết kế trong triển lãm “Mộng thường bình“. Ảnh: NSCC
Một số thiết kế trong triển lãm “Mộng thường bình“. Ảnh: NSCC
Một số thiết kế trong triển lãm “Mộng thường bình“. Ảnh: NSCC
Một số thiết kế trong triển lãm “Mộng thường bình“. Ảnh: NSCC
Một số thiết kế trong triển lãm “Mộng thường bình“. Ảnh: NSCC

Mong các nhà thiết kế thời trang sẽ có định hướng quảng bá thời trang Việt Nam ra thế giới

Trong bối cảnh triển lãm thời trang vẫn còn khá mới mẻ, chưa nhận được nhiều quan tâm của công chúng, chị nghĩ “Mộng bình thường” có thể gặp phải những thách thức gì?

- Tôi có thói quen bước vào công việc gì cũng tiến hành phân tích SWOT, nghĩa là phải tìm ra được: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Lần đầu tổ chức, “Mộng bình thường” sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Trước hết là triển lãm có đáp ứng được nhu cầu thị hiếu cao của công chúng. Phải cố hết sức để tạo sự hấp dẫn và sức hút với công chúng. Đó là thách thức sống còn. Thứ đến là việc tiếp thu, phân tích đánh giá thật khách quan, trung thực, cầu thị những lời khen chê, phê phán của mọi người. Mỗi ý kiến đều là một bài học sâu sắc về định hướng phát triển, về phương thức sáng tạo, về thái độ lao động nghệ thuật, về kỹ năng sống với nghệ thuật thời trang, về tri thức đang thiếu hụt... quý lắm. Rồi việc định hình, phân khúc thị trường, khả năng đáp ứng các loại nhu cầu của khách, mình giúp được gì cho việc xoay trục nhu cầu của khách phù hợp với xu thế thời đại mà vẫn giữ truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam. Vô vàn thách thức!

Là nhà thiết kế thứ hai ở Việt Nam thực hiện triển lãm thời trang, chị có cảm thấy áp lực, lo lắng về việc bị so sánh hay không?

- Có chứ, làm nghệ thuật luôn chịu áp lực và sự so sánh. Thể thao có đỉnh cao, so sánh dễ. Song nghệ thuật không có đỉnh cao số lượng như vậy. Nghệ thuật chỉ có tinh hoa. Lựa chọn trong một tập tác phẩm để tìm được tinh hoa là việc khó. So sánh nào cũng khập khiễng. So sánh để chê bai, kìm hãm sự phát triển càng nguy hiểm. Nhưng so sánh chân thực, thành tâm chọn được nét độc đáo, nổi trội, đáng trân quý thì rất tốt. Tôi mong được đánh giá, nhận xét, so sánh theo hướng thứ 2, để mình chiêm nghiệm, vươn lên làm việc ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.

“Mộng bình thường” là triển lãm thời trang đầu tiên của chị. Chị có ý định thực hiện tiếp những triển lãm tương tự trong tương lai hay không?

- Tôi đang tập trung toàn bộ sức lực để làm tốt “Mộng bình thường”, phục vụ tốt nhất cho độc giả. Thủy mong muốn sẽ có thể đi tour triển lãm để có thể tiếp cận với nhiều khán giả hơn.

Công chúng thường biết đến nhà thiết kế (NTK) Thủy Nguyễn với thời trang mang đậm dấu ấn hội họa và nghệ thuật đương đại, thông qua sự kiện lần này, chị mong muốn giới thiệu đến công chúng thêm những khía cạnh nào của mình nữa?

Đây là triển lãm thời trang. Thông qua triển lãm này, tôi muốn giới thiệu những nét đặc trưng nhất về thời trang của Thủy Nguyễn, của Thủy Design House. Mỗi nghệ thuật đều có vùng hoạt động riêng, nhưng thường chồng lấn nhau. Đứng vững miền biên thùy hay các vùng chập của nhiều lĩnh vực nghệ thuật là điều khó khăn, đòi hỏi sự thấu hiểu sâu sắc về kỹ năng và tri thức của loại hình nghệ thuât và sự tinh tế trong biểu đạt.

Tôi có tham gia hội họa, nghệ thuật đương đại, điện ảnh; đâu đó có thể nhận thấy bóng hình của chúng ở triển lãm. Song đây chỉ là thời trang.

Từng gây ấn tượng khi mang chất liệu gấm và phong cách truyền thống Việt Nam đến sàn runway của New York Fashion Week và Paris Fashion Week, chị có kỳ vọng thế nào khi mang dấu ấn Việt ra quốc tế?

- Nghệ thuật, thời trang không có biên giới. Nó là tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Hầu như đâu đâu cũng thích áo dài Việt Nam. Tôi rất kỳ vọng các nhà thiết kế thời trang Việt Nam sẽ tham gia nhiều show thời trang quốc tế, để cùng nhau học hỏi, trao đổi và quảng bá văn hóa Việt. Ngay lúc này chất liệu đặc trưng Việt như gấm, lụa... phong cách truyền thống trang phục Việt như áo dài đã có chỗ đứng xứng đáng trong làng thời trang thế giới.

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, nhiều hội nghị cấp cao quốc tế diễn ra ở Việt Nam. Nếu chúng ta có trang phục lễ hội, lãnh đạo nhà nước và các nước đều mặc thì sẽ có dấu ấn rất lớn. Tôi mong mỏi nhà nước và các nhà thiết kế thời trang sẽ có định hướng quảng bá thời trang Việt Nam ra thế giới, đưa ngành Thời trang Việt Nam thành ngành xuất khẩu có giá trị cao.

Cảm ơn những chia sẻ của chị!

ng2620c-d2620-th2620c-hi2620n
Theo Lao động https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/ntk-thuy-nguyen-nguoi-det-mong-dep-857647.ldo Copylink