Wednesday, May 23, 04:05 PM

Đông Ngạc - Ngôi làng cổ 'nguyên vẹn' giữa lòng Hà Nội

Đông Ngạc (hay còn gọi là làng Vẽ) vẫn tồn tại một nét đẹp cổ kính, xưa cũ trước tốc độ đô thị hoá trên mảnh đất Hà thành ngày nay.

Đông Ngạc - Ngôi làng cổ 'nguyên vẹn' giữa lòng Hà Nội
Đông Ngạc - Ngôi làng cổ 'nguyên vẹn' giữa lòng Hà Nội
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_1.jpg
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_2.png
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_3.jpg

Đông Ngạc (hay còn gọi là làng Vẽ) là một ngôi làng nhỏ nằm gọn bên bờ đê sông Hồng, nay thuộc địa phận quận Bắc Từ Liêm. Theo đơn vị hành chính, Đông Ngạc không còn gọi là làng, thế nhưng những nét xưa, hồn cũ vẫn còn nguyên vẹn. Tại đây còn rất nhiều di tích đình, đền, chùa, nhà cổ lưu giữ lại nét đẹp cổ kính, rêu phong.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_4.jpg
Bảng chỉ dẫn Làng cổ Đông Ngạc.

 

Ðông Ngạc là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ. Trong những kiến trúc đặc biệt ở làng Đông Ngạc phải kể đến đình Đông Ngạc hay còn gọi là đình Vẽ. Tiền thân của đình là một ngôi miếu cổ dựng từ thời nhà Đường sang đô hộ nước ta và đã được trùng tu nhiều lần qua các văn bia ghi vào các năm 1635, 1653, 1718, 1836, 1941…

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_5.jpg
Lối xuống hồ sen rộng lớn phía trước cổng tam quan đình Vẽ.

Công trình được xây dựng trên một thế đất cao ráo, đắc địa ở phía Bắc làng, trước mặt có một hồ sen lớn. Đình thờ ba vị thần tượng trưng cho cả “thiên, địa, nhân”; ngoài ra, đình còn thờ tiến sĩ Phạm Quang Dung là người làng có công đứng ra trùng tu đình năm 1718 và Phạm Thọ Lý, người đã cung tiến đất làm đình lần đầu năm 1635.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_6.jpg
Mái ngói đỏ truyền thống với hình dáng như những vỏ sò nằm sấp.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_7.jpg
Kiến trúc tháp bút tại đình - biểu tượng của ngôi làng khoa bảng.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_8.jpg
Phía sâu bên trong khuôn viên đình.

Điều khiến ngôi làng nhỏ ven bờ sông Hồng trở nên nổi tiếng với cái tên “làng cổ tại Hà Thành” chính bởi kiến trúc xưa cũ từ thời kì trước của những ngôi nhà dân sinh hoặc những con ngõ, xóm còn sót lại.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_9.jpg
Cổng làng xóm 3 (Đông Ngạc) vẫn mang kiến trúc cũ.

Đông Ngạc được biết đến là ngôi làng có 18 tiến sĩ và nhiều người đỗ đạt cao, nhiều người làm quan lớn trong triều đình, nhất là giai đoạn Lê Trung Hưng. Các triều đại phong kiến trước kia, người đỗ tiến sĩ khi về địa phương sẽ được xây dựng một ngôi nhà gỗ bề thế, gọi là nhà đại khoa. Chính bởi lý do này, cộng với nhiều người làm quan to cho nên Ðông Ngạc có nhiều nhà cổ; rất nhiều cổng cổ, gồm cổng làng, cổng ngõ và cổng nhà từ khi xây dựng vào thế kỉ trước.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_10.jpg
Dấu ấn thời gian làm mờ đi năm xây dựng của ngôi nhà.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_11.jpg
Những chiếc cổng nhà rêu phong không còn xa lạ với người dân nơi đây.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_12.jpg
Dù đã cũ kĩ nhưng lối kiến trúc nhà cổ làng Vẽ vẫn được đánh giá cao.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_13.jpg
Một trong những ngôi nhà cổ vẫn tồn tại với hơn 5 thế hệ sinh sống.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_14.jpg
Bức tường đã bong tróc nhưng toát ra nét cổ kính.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_15.jpg
Đoạn tường “cũ” kéo dài ở giữa xóm 3 là một điểm nhấn của làng.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_16.png
Hay con ngõ bên cạnh với đường vào nhỏ hẹp, cổng nhà mang hơi thở tựa ngày xưa cũ.

Một kiến trúc khác tại làng Vẽ chính là ngôi trường “cổ” - Trường Khiêm Bị do Pháp xây dựng vào năm 1921. Hiện ngôi trường đã được tu sửa, chỉnh trang để đưa vào hoạt động (ngày nay là Trường Tiểu học Đông Ngạc B - cơ sở 2) nhưng vẫn giữ nguyên những nét đặc trưng trong phong cách thiết kế, thể hiện ở khung cửa hình vòm và màu sơn vàng.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_17.jpg
Trường Tiểu học Đông Ngạc B là một công trình kiến trúc tiêu biểu của phong cách pha trộn Âu - Á còn khá nguyên bản tại làng Vẽ.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_18.jpg
Hành lang đi dọc khu nội bộ của trường.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_19.jpg

Làng Đông Ngạc có tên Nôm là Kẻ Vẽ. Từ đời xưa, làng đã nổi tiếng trong câu ca của người dân Kinh kỳ: “Đất kẻ Giàn, quan kẻ Vẽ”. Lý giải tại sao người xưa lại nói “quan Kẻ Vẽ”, ông Trần Quang Đại chia sẻ: “Bởi làng Vẽ nhiều quan. Từ đời Trần đến đời Nguyễn, trong khoảng 500 năm làng Đông Ngạc đã có 22 tiến sĩ, bảng nhãn, phó bảng và trên 400 cử nhân, tú tài. Mà xưa triều đình phong kiến quy định làng nào có 10 người trở lên đỗ Tiến sĩ thì được coi là làng khoa bảng. Do đó, ngày nay nhiều người gọi làng tôi với cái tên làng khoa bảng, làng tiến sĩ là từ đó mà ra”. 

Điều đặc biệt, các dòng họ trong làng Đông Ngạc gồm Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Lê… đều có người đỗ đại khoa, ít là một người, nhiều nhất là 9 người.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_20.jpg
Ông Lê Văn Châu - Phó Ban quản lý di tích đình Đông Ngạc kể câu chuyện về tiến sĩ của làng.

Với số lượng Tiến sĩ lớn như vậy, làng Vẽ đứng thứ 3 trong cả nước thời phong kiến về đỗ Tiến sĩ sau làng Mộ Trạch ở Hải Dương (36 Tiến sĩ), làng Kim Đôi ở Bắc Ninh (25 Tiến sĩ). Và cũng chính từ đó, trong làng có không ít các giai thoại liên quan đến sự học, ví như có giai thoại kể những chiếc cổng làng Kẻ Vẽ còn có tên Đống Ếch vì học trò chăm học khiến làng xóm ran tiếng đọc sách như tiếng ếch kêu.

“Một giai thoại khác mà người dân làng tôi vẫn thường hay kể về tấm gương điển hình chăm học là cụ Phạm Quang Trạch. Ngày ngày cụ ra vườn, đi vòng quanh các cây cau đọc sách khiến tất cả các thân cây cau nhẵn bóng do cụ vịn tay vào nhiều quá, ma sát mòn cây”, ông Đại kể.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_21.jpg
Một bức tranh tường ghi lại cảnh vinh quy bái tổ, khắc họa truyền thống khoa bảng tại đường làng.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_22.jpg

Người Hà Nội xưa có câu: “Giò Chèm, nem Vẽ”. Nem Vẽ ở đây chính là nem do dân Kẻ Vẽ làm. Nem Vẽ không giống như nem chua Thanh Hóa mà là nem chạo làm bằng bì lợn sống, mỡ gáy lợn trộn với thính, lá chanh, ăn kèm thêm lá sung. 

“Bì được rửa sạch, nạo hết mỡ bám bên trong, rồi chần nước sôi cho chín tới để lấy độ giòn. Phải sử dụng dao thật sắc để chia, lạng mỏng miếng bì thành một số phần nữa, sau đó mới thái chỉ. Mỡ gáy lợn hoặc mỡ thăn cũng được, thái hạt lựu rồi trộn tất cả với thính. Dân làng tôi dùng loại mỡ này vì nó không quá ngấy, không quá béo mà vẫn giòn, bùi.” - ông Nguyễn Văn Mạc, người dân tại làng chia sẻ.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_23.jpg
Nem bì làng vẽ. (Ảnh minh họa).

Không chỉ nổi tiếng với món nem bì trộn, Kẻ Vẽ còn có đặc sản bánh sấy (hay còn gọi là thịt sấy) là một loại bánh truyền thống, quá trình làm ra cũng rất công phu. Theo như lời người dân trong làng truyền đạt lại từ công thức của những nghệ nhân từng làm ra món ăn này, khâu lựa chọn thịt là đóng vai trò quan trọng để làm ra được một mẻ bánh sấy ngon.

“Thịt phải là thịt thăn nõn, thịt tươi từ lợn mới mổ, thái to bằng đồng bạc hoa xòe rồi đem ngâm với nước giềng và nước mắm ngon. Người ta phải thái dọc thớ, không thái ngang, dùng con dao đập dàn thịt (dùng lá chuối tươi xếp dưới cho không dính mùn thớt), sau đó ngâm nước mắm ngon và nước giềng (2-3 tiếng). Công đoạn cuối là đem phơi khô, sau đó tẩm ướp rồi nướng trên than hồng. Ngoài mùi thơm, bánh sấy còn có đủ vị bùi, béo, cay, ngọt rất đậm miệng.” 

“Tôi “may mắn” có cơ hội được ăn loại bánh sấy này rồi vì trước đây, nó không phổ biến đâu” - ông Mạc tâm sự - “Bà cụ cố nhà tôi làm theo các đơn đặt hàng của tầng lớp trên ở thời kì Pháp thuộc, đặt thì mới làm, không làm bán dân dã vì món này làm rất kỳ công”.

Ông kể tiếp: “Hòa bình lập lại, những năm 1956 - 1957, các công ty thuộc khách sạn du lịch của Hà Nội mời cụ Năm đến để phổ biến, dạy cho nhân viên cách làm, để giới thiệu với tiếp khách nước ngoài. Thời Pháp thuộc, các khách sạn của người Pháp cũng đặt hàng từ cụ mà ra, nhưng chỉ mua thôi, chứ cụ có dạy họ cũng không làm nổi.”

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_24.jpg
Bánh sấy (hay còn gọi là thịt sấy) với cách làm kỳ công bậc nhất trong ẩm thực đặc sắc của làng Vẽ. (Ảnh minh họa).
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_25.jpg

Ở Kẻ Vẽ xưa không có nhiều ruộng đất như các làng khác nên người dân làng Vẽ rất chăm chỉ, chịu khó với nhiều nghề thủ công. 

“Đất ở đây không rộng, nên bắt buộc chúng tôi phải làm nhiều nghề, đa ngành nghề. Cổ xưa, làng Vẽ vốn kề cận với hữu ngạn sông Hồng, trên bến dưới thuyền, nên gọi là Kẻ Vẽ: “Kẻ” ở đây là kẻ chợ, được so sánh với những nơi phát triển như ở kinh đô. Ở làng thì có rất nhiều nghề: nghề buôn bán, làm viên chức nhà nước, tham gia chính trị ở các triều đại, … Ngoài ra còn có một số nghề tiểu thủ công nghiệp của làng, nhưng cũng rất tiếc, đến giờ cũng không còn tồn tại nữa, do sự phát triển, bùng nổ của khoa học kĩ thuật, khiến cho những nghề này không phát triển được.”

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_26.jpg
Phường Thổ Oa (xóm Lò Nồi) chuyên làm nồi, chum vại, tiểu sành.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_27.jpg
Phường Hàng Quang (xóm Hàng Quang) chuyên nghề song quang, bàn ghế bằng mây.

“Xưa có bến Hàng Quang là nơi dân làng làm nghề chẻ quang song để kết thành những chiếc quang gánh phục vụ cho bà con, không những ở địa bàn mà còn khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam này. Ngoài ra còn có nghề làm nan, là một nghề phụ, nhưng chỉ tồn tại được khoảng trên dưới 50 năm. Giờ với sự phát triển của các loại nhựa, ni-lông, cái nghề mũ nan của làng đã vô tình bị mai một” - ông Mạc tiếc nuối khi nhắc đến những nghề xưa đã không còn tồn tại.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_28.jpg
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_29.jpg

Những cánh cổng làng rêu phong, ngồi nhà thờ cổ của nhiều dòng họ cùng những con đường ngõ lát gạch nghiêng đã trở thành một chốn về quen thuộc với người con xa xứ. 

Bà Nguyễn Thị Vạn, cựu giáo viên trường Tiểu học Đông Ngạc A chia sẻ về những cố gắng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của người dân làng Vẽ: “Từ các di tích, như đình làng, chùa làng rồi đến các ngôi nhà thờ của các dòng họ trong làng đều gìn giữ cho đến ngày nay được là nhờ sự cố gắng đóng góp của dân làng nói chung, kể cả thời kỳ bị thực dân Pháp chiếm đóng, dân làng cũng đấu tranh bảo vệ gìn giữ di sản của tổ tiên để lại, tất cả đều do ý thức của con người, của mỗi một công dân”.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_30.jpg
Bà Nguyễn Thị Vạn (bên trái) - người dân làng Đông Ngạc đã được 60 năm nay.

“Chúng tôi chỉ mong muốn các thế hệ sau này cũng sẽ cố gắng duy trì, bảo tồn di tích mang tính chất của sự phát triển nền văn hóa nói chung và của làng nói riêng, rất mong được sự đầu tư của mọi đoàn thể, góc độ nhà nước và nhân dân, chung sức bảo vệ công sức của các bậc tiền nhân để lại”. Đó là mong muốn của ông Trinh (người coi trông đình Vẽ) đến thế hệ trẻ của làng.

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_31.jpg
Ông Trinh - người trông coi đình làng Vẽ, mong muốn giữ gìn được những di tích và sự cổ kính của ngôi làng.

Hiện nay số lượng nhà cổ tại Đông Ngạc không còn nhiều, nhà thờ cổ với niên đại hơn trăm năm tuổi còn khoảng 15 nhà. Về vấn đề bảo tồn các di tích của làng cổ Đông Ngạc, chính quyền địa phương cũng đã đề xuất, xây dựng một số đề án; đồng thời, chính quyền vận động người dân đăng ký hồ sơ đề nghị công nhận di tích để có cơ sở bảo tồn, tôn tạo. 

d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_32.jpg
Nhà trong làng đã được sửa sang nhưng vẫn lưu lại năm xây dựng từ 1937.
d244ng-ngac-ng244i-l224ng-co-39nguy234n-ven39-giua-l242ng-h224-noi_33.jpg
Bức họa trên con đường làng tuy cũ nhưng vẫn thể hiện được văn hóa và tinh thần của người dân Kẻ Vẽ.

Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của làng cổ Đông Ngạc trong nhịp sống hiện đại sôi động hiện nay, cần sớm đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch, xây dựng các chương trình quảng bá, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu về làng Đông Ngạc; giữ gìn những gì được để lại và kế thừa, phát triển mong muốn của người dân làng cổ.

Thu Thảo
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/dong-ngac--ngoi-lang-co-nguyen-ven-giua-long-ha-noi-5717066.html Copylink