Monday, Jan 22, 08:01 AM

Năm 2022, tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Thời gian tới Bộ Tài chính sẽ nỗ lực hiện đại hóa các lĩnh vực, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh ...

Năm 2022, tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Năm 2022, tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
nam-2022-tiep-tuc-ho-tro-nguoi-d226n-v224-doanh-nghiep_1.jpg
Sau thời gian tạm ngừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã ổn định sản xuất trở lại.
Ảnh: Quang Vinh

PV: Thưa Bộ trưởng, điểm đáng lo ngại là tình trạng giảm thu do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Để góp phần phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể như thế nào?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Việc phục hồi và phát triển kinh tế cũng còn phụ thuộc rất lớn vào công tác kiểm soát dịch bệnh cũng như các chính sách ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến và điều kiện thực tế; tổng kết, đánh giá hiệu quả các chính sách đã thực hiện để tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, Bộ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế với số tiền 291.000 tỷ đồng, trong đó 240.000 tỷ từ chính sách tài khóa.

Bộ trưởng có thể chia sẻ thông tin về việc bố trí nguồn lực phòng, chống Covid-19 năm 2022?

- Theo các chuyên gia dự báo, trong năm 2022, dịch Covid-19 có thể tiếp tục kéo dài, nguy cơ xuất hiện biến thể mới, phức tạp và nguy hiểm hơn; vaccine và thuốc điều trị có thể tiếp tục khan hiếm. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội bố trí 10 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên thuộc lĩnh vực y tế từ nguồn ngân sách Trung ương năm 2022 cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; bố trí 20,5 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách Trung ương (khoảng 2,5% tổng chi ngân sách Trung ương), tăng 3.000 tỷ đồng (17,14%) so với dự toán năm 2021 và 1,7 nghìn tỷ đồng chi dự trữ quốc gia, tăng 500 tỷ đồng so với dự toán năm 2021 để chủ động nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ trọng yếu khác.

Ngoài ra, trong năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung 14,62 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm, cắt giảm chi của ngân sách Trung ương năm 2021 cho dự phòng ngân sách Trung ương để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; trường hợp chưa sử dụng hết, số kinh phí còn lại được chuyển nguồn sang năm 2022 tiếp tục sử dụng, tiếp tục duy trì Quỹ vaccine để mua vaccine phòng, chống dịch.

Trong quá trình điều hành ngân sách, tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh phát sinh, Bộ Tài chính sẽ sử dụng các nguồn lực ngân sách Trung ương nêu trên, kết hợp với các nguồn dự phòng, dự trữ tài chính, các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương để đảm bảo các nhu cầu phát sinh. Trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính sẽ trình cấp thẩm quyền rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chậm phân bổ, chậm thực hiện trong năm, lùi, giãn, hoãn các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết... để ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội.

nam-2022-tiep-tuc-ho-tro-nguoi-d226n-v224-doanh-nghiep_2.jpg
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc.

Dịch bệnh chưa từng có tiền lệ diễn ra suốt gần 2 năm qua đã đặt ra yêu cầu đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?

- Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, tác động sâu và nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới và trong nước, để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, việc gắn kết chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ càng được đề cao hơn bao giờ hết, góp phần điều hành linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo nguồn lực phòng, chống dịch, an sinh xã hội, hỗ trợ tiết giảm chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, duy trì ổn định vĩ mô, góp phần quan trọng vào các thành quả đạt được của nền kinh tế; phối hợp đồng bộ để giảm khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân. Ở góc độ chính sách tài khóa, đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và các khoản thu ngân sách nhà nước khác để giúp doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tiết giảm chi phí, có thêm nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, nhiều giải pháp về tiền tệ, tín dụng đã được thực hiện đồng bộ, để giảm chi phí cho các doanh nghiệp, người dân, trong đó có giảm lãi suất, giữ nhóm nợ, cho vay chính sách để trả lương ngừng việc đối với người lao động và hỗ trợ người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch...; định hướng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro...

Theo các Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Nghị quyết 68/NQ-CP, chính sách tài khóa đã hỗ trợ người lao động, người dân thông qua chi trực tiếp tiền mặt. Trong khi đó, theo Nghị quyết 68/NQ-CP, chính sách tiền tệ đã hỗ trợ gián tiếp cho người sử dụng lao động, người lao động thông qua chính sách cho vay trả lương, phục hồi sản xuất…

Với các kết quả cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công và việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp, đã phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, đảm bảo huy động nguồn lực lớn cho ngân sách nhà nước và cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững, giảm mạnh mặt bằng lãi suất (từ mức lãi suất phát hành bình quân 6,5% năm 2016 xuống 2,86% năm 2020), kéo dài kỳ hạn nợ (từ kỳ hạn phát hành bình quân là 8,7 năm vào năm 2016 lên 13,9 năm vào năm 2020), để thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của nhà nước, thúc đẩy đầu tư tư nhân; là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá...

Bộ Tài chính sẽ thường xuyên trao đổi thông tin theo dõi và đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô, biến động thị trường (chứng khoán, tiền tệ, ngoại hối…), tình hình giá cả thế giới và trong nước. Với thực trạng nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế, công tác quản lý, điều hành giá cả đã được điều chỉnh phù hợp, giảm giá điện, giá nước sạch sinh hoạt, không tăng giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục đào tạo (học phí); giảm giá dịch vụ hàng không, dịch vụ chứng khoán;... nhằm kiểm soát, giảm áp lực tăng giá...

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

th37384y-h37384ng
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/nam-2022-tiep-tuc-ho-tro-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-5677589.html Copylink