Tuesday, Jan 22, 03:01 PM

Thay đổi hành vi ăn uống để phòng bệnh

Một số hành vi ăn uống ở mọi lứa tuổi của người Việt không tốt cho sức khỏe, hành vi ăn uống không đúng đã làm lây nhiễm từ người mang mầm bệnh sang người lành, nhất là trong giai đoạn hiện nay về căn bệnh Covid – 19 chủng mới. Vì vậy, cần thay đổ...

Thay đổi hành vi ăn uống để phòng bệnh
Thay đổi hành vi ăn uống để phòng bệnh
thay-doi-h224nh-vi-an-uong-de-ph242ng-benh_1.jpg
Cần thay đổi những hành vi ăn uống càng sớm càng tốt để phòng bệnh Covid - 19.

Trong bữa ăn của người Việt: Bữa ăn gia đình, tiệc tùng đông người, thông thường có thói quen dùng chung một bát nước mắm/bát muối, dùng đũa của mình tiếp thức ăn cho người khác để tỏ sự tôn trọng với người lớn, sự hiếu khách và bày tỏ sự gần gũi thân mật. Một số người còn dùng đôi đũa đang ăn của mình "khuya khoắng" hết miếng này đến miếng khác trên đĩa thức ăn, khuya khoắng trong bát canh hay xoong lẩu trước khi gắp được một miếng ưng ý với mình, cho cả đầu đũa gắp thức ăn nhúng vào bát nước mắm, thậm chí đôi khi còn có thói quen xấu là gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng thay vì cho vào bát xong mới ăn.

Người ta nói “bệnh từ miệng vào”, thì một số thói quen ăn uống này là một trong những nguyên nhân để đưa vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, đồng thời làm lây nhiễm vi khuẩn, virus từ người bị bệnh sang người lành. Để hạn chế sự lây nhiễm các loại bệnh từ người mang mầm bệnh sang người lành cần thay đổi thói quen ăn uống đảm bảo vệ sinh trong ăn uống như:

- Trên bàn ăn cần có thìa (muỗng)/ đôi đũa để dùng chung: Mỗi người có thể tiếp thức ăn cho người khác hoặc lấy thức ăn cho mình bằng đôi đũa/ thìa dùng chung.

- Không để thìa/ đũa dùng chung khi lấy thức ăn chạm vào bát ăn/đũa của mình hay bát/đũa của người khác cùng mâm.

- Mỗi người có bát nước chấm/ đĩa muối riêng để dùng tùy theo sở thích.

Ngoài ra, một số thói quen cũng cần thay đổi hoặc tạm thời dừng lại trong thời kỳ dịch bệnh như “Ăn mớm hay nhai mớm”. Cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn còn xẩy ra ở một số nơi, nhiều lứa tuổi như: trẻ em, thanh niên, người cao tuổi. Đối với trẻ em là được bón cơm nhai, người già khi ăn trầu nhai, còn một số “nam-nữ” có các hành vi ứng xử như “ăn mớm”,…Trẻ ăn cơm mớm hoặc cơm nhai thường là trẻ nhỏ, lứa tuổi ăn bột hay cháo, người ta thường nghĩ cho trẻ ăn cơm sớm sẽ mau cứng cáp hơn. Hiện nay, nói đến cách ăn này có lẽ nhiều người cảm thấy lạ lùng và ngỡ ngàng, nhưng điều đó vẫn xẩy ra ở một số vùng nông thôn, vùng núi. Ngoài việc bón cơm nhai, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ. Đồng thời, khi cho trẻ ăn bột, một số người có thói quen cho thìa bột vào miệng mình để ngậm cho nguội trước khi bón cho trẻ, nhiều trẻ ăn chung một đĩa bột hoặc chung 1 thìa. Những thói quen trên không đảm bảo vệ sinh, vô hình dung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người mang mầm bệnh cho người lành qua con đường ăn uống, đường hô hấp.

Như vậy, từ các hành vi ăn uống, các thói quen ăn uống chưa đúng, chưa hợp vệ sinh vẫn còn xẩy ra ở đâu đó, thì cần phải thay đổi sớm và ngay bây giờ để góp phần phòng tránh bệnh Covid-19.

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.

to37680n-ngh37680a
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/thay-doi-hanh-vi-an-uong-de-phong-benh-5678191.html Copylink