Thursday, Mar 23, 08:03 AM

Gam màu trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam

Thương hiệu PVOIL không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như tính chuyên nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, PVOIL đã gặp phải không ít thăng trầm như: Đầ

Gam màu trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam
Gam màu trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam

Trước đó, Thương hiệu & Công luận đăng tải bài viết: “Thấy gì từ sản phẩm của thương hiệu PVOIL trong hoạt động kinh doanh, sản xuất?”; Thương hiệu PVOIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu PVOIL - thuộc Tổng Công ty cổ phần Dầu Việt Nam.

Trong đó vấn đề kinh doanh, tài chính, đầu tư… của thương hiệu PVOIL được khách hàng, người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Trong hàng trình xây dựng thương hiệu của mình, PVOIL đã vấp phải không ít những thăng trầm, khiến khách hàng, người tiêu dùng lo lắng về các quyền lợi được hưởng, đặc biệt là vấn đề tài chính khi đầu tư vào đây.

Đây là những thử thách trong chiến lược phát triển để PVOIL có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng, nhà đầu tư vào tính hiệu quả của những sản phẩm dầu. Vậy, PVOIL gặp phải những thăng trầm như thế nào?

Từng lỗ luỹ kế 3.073 tỷ, đầu tư tài chính kém hiệu quả

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô về lĩnh vực chế biến, kinh doanh phân phối sản phẩm dầu, PVOIL - thuộc Tổng công ty Dầu Việt Nam hiện có vốn điều lệ 10.342 tỷ đồng, với 80,52% cổ phần thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Quay trở lại hoạt động kinh doanh của PVOIL,báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất kiểm toán năm 2014, ghi nhận doanh thu thuần giảm tới 32,6% so với năm trước, đạt 66.310 tỷ đồng (2013 đạt 98.432 tỷ đồng). Về doanh thu hoạt động tài chính cũng báo giảm tới 51,3%, giảm 144,4 tỷ đồng và chi phí tài chính đạt 352,7 tỷ đồng, giảm 26,5%. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng chiếm gần hết doanh thu nên lợi nhuận gộp của PVOIL chỉ đạt 1.155 tỷ đồng, giảm 65% so với năm 2013.

Trong khi doanh thu và lợi nhuận gộp giảm mạnh thì chi phí bán hàng của PVOIL lại tăng so với năm 2013 đạt 1.511 tỷ đồng, tăng 18%. Kết quả, năm 2014, PVOIL lỗ sau thuế 1.503 tỷ đồng, số lỗ này lớn gấp hơn 3 lần năm 2013 (-1.147 tỷ đồng).

Đáng chú ý, tính đến ngày 31/12/2013, PVOIL đã gánh lỗ lũy kế lên đến 1.346 tỷ đồng dù đạt lợi nhuận 356 tỷ đồng. Bước sang năm 2014,PVOIL bất ngờ lỗ tới 1.504 tỷ đồng khiến lỗ lũy kế vọt lên cao đạt 3.073 tỷ đồng, cho dù Công ty thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhưng do chi phí bán hàng quá cao nên tiếp tục lỗ.

fffffffff

Tại BCTC hợp nhất công bố, cho thấy PVOIL từng lỗ luỹ kế 3.072 tỷ (Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2014)

Tính đến ngày 31/12/2014, tổng tài sản PVOIL đạt 23.525 tỷ đồng, giảm 37,2% so với năm 2013. Cơ cấu tài sản có điểm chú ý là giá trị khoản phải thu ngắn hạn rất lớn chiếm 33,6% tổng tài sản, đạt 7.901 tỷ đồng.

Vào hồi cuối năm 2013, PVOIL vẫn ghi nhận khoản phải thu dài hạn 1,6 tỷ đồng. Trong đó, phải thu dài hạn của khách hàng là 3,3 tỷ đồng, phải thu dài hạn khác lên đến 10,3 tỷ đồng do vậy, đơn vị đã phải trích lập dự phòng phải thu dài hạn khó đòi lên đến 12,1 tỷ đồng.

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2014, tính đến ngày 31/12/2014, khoản phải thu dài của PVOIL đã được đưa về 0 đồng.

Tại khoản vay và nợ ngắn hạn, vào cuối năm 2013, PVOIL vẫn ghi nhận khoản nợ vay trị giá 509,7 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đông Á; 465,4 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Quân đội và 524,7 tỷ đồng tại Ngân hàng HSBC Việt Nam. Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2014, khoản vay tại 03 ngân hàng này đã được đưa về 0 đồng.

dddddd
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2014.

Tại BCTC Hợp nhất kiểm toán năm 2022, PVOIL tăng trưởng đột biến về sản lượng, đạt 4 triệu m3 xăng dầu các loại. Dù kinh doanh tăng trưởng nhưng cả năm 2022, lợi nhuận sau thuế của PVOIL ghi nhận 723 tỷ đồng, chỉ bằng 94% lợi nhuận năm 2021. Tuy nhiên, lỗ luỹ kế hợp nhất của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2022 ghi nhận ở mức 185,5 tỷ đồng. Dù vẫn lỗ luỹ kế nhưng con số này đã giảm 1.491 tỷ đồng so với thời điểm trước cổ phần hóa ngày 31/12/2017 (lỗ lũy kế 1.676 tỷ đồng).

Tại BCTC hợp nhất công bố, cho thấy tình trạng lỗ luỹ kế của PVOIL kéo dài qua qua nhiều năm.
Tại BCTC hợp nhất công bố, cho thấy tình trạng lỗ luỹ kế của PVOIL kéo dài qua qua nhiều năm.

Tính đến hiện tại, PVOIL có chuỗi ngày kinh doanh thua lỗ vẫn chưa khắc phục được từ thời điểm trước cổ phần hoá. Theo các chuyên gia kinh tế, đây có lẽ là thách thức rất lớn đối với một Tổng Công ty Nhà nước. Bởi nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều “ăn lên làm ra” nhưng đối với PVOIL qua nhiều năm vẫn chưa giải bài toán lỗ luỹ kế kéo dài.

Thách thức với các khoản nợ khó đòi

Không chỉ lỗ lỹ kế kéo dài, BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 ghi nhận PVOIL đang có khoản nợ khó đòi hơn 894 tỷ đồng. Giải trình tại báo cáo, Tổng Công ty cho biết, trong đó khoản nợ khó đòi chủ yếu là khoản nợ từ Petec là 683,5 tỷ đồng, chiếm 76,45% trong tổng số nợ khó đòi. Các khoản nợ này được ghi nhận trước thời điểm cổ phần hóa PVOIL năm 2018 và đều được trích lập dự phòng 100%. Dù không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh hiện tại nhưng năm nào PVOIL cũng vẫn phải trích lập dự phòng cho khoản nợ tồn đọng qua nhiều năm vẫn chưa giải quyết dứt điểm…

Bên cạnh đó, khối tài sản của doanh nghiệp giảm mạnh sau 10 năm. Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của PVOIL đạt 28.810 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 27.197 tỷ đồng của năm 2021 nhưng giảm 8.645 tỷ đồng, tương đương 23% so với cuối năm 2013. Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm sâu nhất, giảm 7.156 tỷ đồng, tương đương 30,8% so với cuối năm 2013 xuống 23.233 tỷ đồng. Đáng chú ý, tiền và các khoản tương đương tiền chỉ còn 4.082 tỷ đồng, giảm so với con số 5.356 tỷ đồng của năm 2013.

Được biết, PVOIL có 875 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi tại 28 công ty, trong đó giá trị có thể thu hồi chỉ khoảng 32,7 tỷ đồng tính đến thời điểm ngày 31/12/2022. Con nợ lớn nhất của PVOIL là Petec, còn Công ty cổ phần Dầu khí và Chất đốt Miền Bắc cũng có khoản nợ xấu hơn 124 tỷ đồng. Giá trị có thể thu hồi được xác định là 0 đồng. Tiếp là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xăng dầu Tiên Phong (119 tỷ đồng), Công ty cổ phần Vận tải Thương mại Quảng Đông (88 tỷ đồng), Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Quảng Đông (87,9 tỷ đồng)…

PVOIL có 875 tỷ đồng nợ xấu tại 28 công ty, trong đó giá trị có thể thu hồi chỉ khoảng 32,7 tỷ đồng (Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2022)
PVOIL có 875 tỷ đồng nợ xấu tại 28 công ty, trong đó giá trị có thể thu hồi chỉ khoảng 32,7 tỷ đồng (Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2022).

Bên cạnh đó, đơn vị này còn có khoản đầu tư hơn 272,7 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB, công ty liên kết của PVOIL). PVOIL sở hữu 39,6% vốn. Việc PVB – đơn vị mà PVOIL sở hữu 39,6% vốn, năm 2018 được đề nghị xem xét phương án giải thể, phá sản. Tuy nhiên, sau nhiều năm, Công ty này vẫn chưa hoàn thành việc phá sản.

Thành viên PV OIL tại Hưng Yên bị phạt vì chiếm đất nông nghiệp, chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất

Liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của thương hiệu PVOIL, ngày 17/08/2021, UBND tỉnh Hưng Yên ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (PVOIL Thái Bình) với số tiền bị phạt là 170 triệu đồng vì hành vi chiếm đất nông nghiệp và chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất.

Tại quyết định số 1994/QĐ-XPVPHC ngày 17/08/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên thể hiện, trong quá trình thực hiện dự án kinh doanh các sản phẩm dầu khí tại phường Lam Sơn, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, PVOIL Thái Bình đã có hành vi chiếm đất nông nghiệp (đất nuôi trồng thủy sản) tại khu vực đô thị với diện tích từ 0,1ha đến dưới 0,5ha đất, thời điểm sử dụng (thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2018 đến nay) vi phạm quy định tại điểm c, khoản 2 và khoản 5 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

PVOIL Thái Bình đã chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị với diện tích từ 0,1ha đến dưới 0,5ha đất (thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2018 đến nay) không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, vi phạm quy định tại điểm d, khoản 2 và khoản 3, Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Với hai hành vi trên, PVOIL Thái Bình bị UBND tỉnh Hưng Yên quyết định phạt hành chính số tiền 170 triệu đồng và buộc phải dừng ngay hành vi vi phạm, khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục về đất đai theo quy định.

Quyết định xử phạt số 1994/QĐ-XPVPHC ngày 17/8/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên.
Quyết định xử phạt số 1994/QĐ-XPVPHC ngày 17/08/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên.

Trong Quyết định xử phạt số 1994, UBND tỉnh Hưng Yên giao cho ông Quách Văn Sơn - Giám đốc kiêm người đại diện của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình để chấp hành. Nếu quá thời gian quy định không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của Phóng viên, PVOIL Thái Bình vận hành nhiều cửa hàng xăng dầu tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên. PVOIL Thái Bình là công ty con trực thuộc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL sở hữu 68% cổ phần).

Ban lãnh đạo của PVOIL Thái Bình hiện nay gồm ông Đoàn Duy Công - Chủ tịch HĐQT, ông Trần Minh Tuấn - thành viên HĐQT và ông Quách Văn Sơn - thành viên HĐQT kiêm Giám đốc, người đại diện pháp luật. Hiện, ông Đoàn Duy Công đại diện cho 38% vốn của PVOIL tại PVOIL Thái Bình, ông Quách Văn Sơn đại diện cho 30% vốn của PVOIL tại PVOIL Thái Bình.

Cũng liên quan đến đất đai và công trình cửa hàng bán lẻ sản phẩm xăng dầu của đơn vị thành viên, báo cáo kiểm toán năm 2022 đã được kiểm toán của PVOIL cho thấy những thông tin giá trị của các lô đất của PVOIL Sài Gòn. Đây là 6 lô đất đầu tư để xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu với tổng số tiền gần 30 tỷ đồng nhưng báo cáo thể hiện, chưa hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng sang tên hoặc chưa được gia hạn thời gian thuê đất.

Đây là 1 trong 3 ý kiến ngoại trừ, là một trong những lý do khiến Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo kể từ ngày 23/03/2023. Trước đó, Thương hiệu & Công luận đã đưa ra trong bài viết: Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo ngày 27/03/2023 vừa qua.

Quyết định đưa vào diện cảnh báo đối với cổ phiếu OLL của Tổng công ty Dầu Việt Nam.
Quyết định đưa vào diện cảnh báo đối với cổ phiếu OLL của Tổng công ty Dầu Việt Nam.

Chúng tôi thực hiện bài viết này với mong muốn thương hiệu PVOIL luôn là thương hiệu mang lại những sản phẩm thật uy tín, chất lượng cho người tiêu dùng; doanh nghiệp thì ngày càng phát triển bền vững.

Thương hiệu và Công luận tiếp tục thông tin đến bạn đọc hoạt động sản xuất kinh doanh của thương hiệu PVOIL Thái Bình và PVOIL Sài Gòn.

Minh An
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/mang-mau-sang-toi-trong-hoat-dong-kinh-doanh-cua-thuong-hieu-pvoil-tong-cong-ty-dau-viet-nam-a190903.html Copylink