Friday, Aug 24, 10:08 AM

Mục sở thị khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á trong Vườn quốc gia Xuân Thủy

Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á với hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng.

Mục sở thị khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á trong Vườn quốc gia Xuân Thủy
Mục sở thị khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á trong Vườn quốc gia Xuân Thủy
Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có tổng diện tích khoảng 15.000 ha; trong đó vùng lõi với 7.000 ha, vùng đệm khoảng 8.000 ha, nằm trên địa bàn 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có tổng diện tích khoảng 15.000 ha; trong đó vùng lõi với 7.000 ha, vùng đệm khoảng 8.000 ha, nằm trên địa bàn 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải
Tháng 1/1989, vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Xuân Thuỷ chính thức công nhận gia nhập công ước Ramsar (Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi di trú của những loài chim nước).
Tháng 1/1989, vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Xuân Thuỷ chính thức công nhận gia nhập công ước Ramsar (Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi di trú của những loài chim nước)
Sau gia nhập công ước Ramsar, vùng đất ngập nước Xuân Thủy trở thành là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đặc biệt là điểm Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á và độc nhất của Việt Nam suốt 16 năm (tới năm 2005, Việt Nam có khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu thuộc Vườn quốc Cát Tiên ở tỉnh Đồng Nai).
Sau gia nhập công ước Ramsar, vùng đất ngập nước Xuân Thủy trở thành là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đặc biệt là điểm Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á và độc nhất của Việt Nam suốt 16 năm (tới năm 2005, Việt Nam có khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu thuộc Vườn quốc Cát Tiên ở tỉnh Đồng Nai)
Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định chuyển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Tháng 12/2004, UNESCO lại tiếp tục công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng ven biển châu thổ sông Hồng, trong đó Vườn quốc Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới này.
Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định chuyển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Tháng 12/2004, UNESCO lại tiếp tục công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng ven biển châu thổ sông Hồng, trong đó Vườn quốc Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới này
Hiện nay, Vườn quốc gia Xuân Thủy được biết đến là hệ sinh thái đất ngập nước, điển hình ở các cửa sông ven biển của miền Bắc Việt Nam, với diện tích 7.000 ha rừng ngập mặn, chủ yếu là cây vẹt, cây sú…
Hiện nay, Vườn quốc gia Xuân Thủy được biết đến là hệ sinh thái đất ngập nước, điển hình ở các cửa sông ven biển của miền Bắc Việt Nam, với diện tích 7.000 ha rừng ngập mặn, chủ yếu là cây vẹt, cây sú…
Với khí hậu, thổ nhưỡng, hệ sinh thái đa dạng nên từ lâu Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là nơi cứ trú của nhiều loài chim trời khác nhau.
Với khí hậu, thổ nhưỡng, hệ sinh thái đa dạng nên từ lâu Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là nơi cứ trú của nhiều loài chim trời khác nhau
Qua thống kê, có hơn 200 loài chim di cư, định cư và lang thang… đã xuất hiện ở khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy; thành phần loài chim ở Vườn quốc Xuân Thuỷ có sự biến động theo mùa.
Qua thống kê, có hơn 200 loài chim di cư, định cư và lang thang… đã xuất hiện ở khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy; thành phần loài chim ở Vườn quốc Xuân Thuỷ có sự biến động theo mùa
Ông Vũ Quốc Đạt, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy cho biết, Vườn quốc gia Xuân Thủy có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn, và là nơi ươm giống cho các loài thủy hải sản phục vụ cho nuôi trồng, khai thác thủy hải sản trong khu vực, tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Ông Vũ Quốc Đạt, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy cho biết, Vườn quốc gia Xuân Thủy có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn, và là nơi ươm giống cho các loài thủy hải sản phục vụ cho nuôi trồng, khai thác thủy hải sản trong khu vực, tạo sinh kế cho người dân địa phương
Hằng ngày, người dân sinh sống ở gần Vườn quốc gia Xuân Thủy vẫn ra đây để khai thác thủy hải sản, nâng cao thu nhập cho gia đình
Hằng ngày, người dân sinh sống ở gần Vườn quốc gia Xuân Thủy vẫn ra đây để khai thác thủy hải sản, nâng cao thu nhập cho gia đình
Người dân nuôi ong ở
Người dân nuôi ong ở xung quanh vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Ông Vũ Quốc Đạt, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy cho biết, Vườn quốc gia Xuân Thủy có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn, và là nơi ươm giống cho các loài thủy hải sản phục vụ cho nuôi trồng, khai thác thủy hải sản trong khu vực, tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Những năm gần đây, Vườn quốc gia Xuân Thủy thường xuyên phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan trồng rừng để phát triển diện tích rừng ngập mặn, nhằm tăng cường chống biến đổi khí hậu, đảm bảo nơi cư trú cho thủy hải sản, chim trời…
Mai Chiến - Phạm Thịnh
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/thien-nhien-yen-binh-trong-vuon-quoc-gia-xuan-thuy-khu-ramsar-dau-tien-cua-dong-nam-a-a230562.html Copylink