Tuesday, May 24, 07:05 PM

TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam – Bài 3: VNPT - vì quyền lợi khách hàng

Giá trị thương hiệu của Việt Nam đã tăng vọt, vượt lên 33/121 quốc gia, theo Brand Finance, tiến lên 1 bậc so 2022. Năm 2023, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã không ngừng nâng cấp hạ tầng băng rộng di động 4G, mở rộng vùng phủ sóng..

TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam – Bài 3: VNPT - vì quyền lợi khách hàng
TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam – Bài 3: VNPT - vì quyền lợi khách hàng

Bài 3: VNPT - vì quyền lợi khách hàng

Năm 2023, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã không ngừng nâng cấp hạ tầng băng rộng di động 4G, mở rộng vùng phủ sóng bằng việc phát triển cơ sở hạ tầng mới kết hợp các giải pháp công nghệ, kỹ thuật và tối ưu chất lượng mạng lưới…

Trụ sở VNPT

Nỗ lực phát triển hạ tầng mạng di động

Nói đến hạ tầng số - nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, không thể không nói đến hạ tầng mạng di động băng rộng.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia, định hướng đến 2030 - đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, đặt ra mục tiêu:

Đến năm 2025, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh để phát triển xã hội số, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó: Xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao, trên toàn quốc; quy hoạch lại băng tàn, phát triển hạ tầng mạng 5G, nâng cấp mạng di động 4G... để phát triển hạ tầng số.

Thực hiện nhiệm vụ chính trị đã được Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, cũng như nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, năm 2023, Tập đoàn VNPT đã không ngừng nâng cấp hạ tầng băng rộng di động 4G, mở rộng vùng phủ sóng bằng việc phát triển cơ sở hạ tầng mới kết hợp các giải pháp công nghệ, kỹ thuật và tối ưu chất lượng mạng lưới.

Tòa nhà - trụ sở chính VNPT - VinaPhone tọa lạc tại một trong những khu đất “vàng” của quận Tây Hồ (Hà Nội), xung quanh là những khu vực “hot” như Hồ Tây, khu ngoại giao đoàn, các trung tâm mua sắm, buôn bán sầm uất, không gian xanh mát

Các giải pháp đã mang lại hiệu quả cao khi mạng di động VinaPhone được công bố là mạng có tốc độ nhanh nhất Việt Nam, trong 3 quý liên tiếp năm 2023, theo công bố kết quả đo kiểm mới nhất của SpeedTest. Thông tin này, được công bố chính thức trên website Speedtest.net của Tổ chức Ookla, đơn vị đo kiểm tốc độ di động và Internet lớn trong việc nâng cao tốc độ mạng băng rộng di động của Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được về việc nâng cao tốc độ băng rộng di động, một mục tiêu khác cũng đang được Tập đoàn VNPT thúc đẩy đó là triển khai kế hoạch tắt sóng công nghệ cũ 2G và chuyển đổi điện thoại thông minh cho khách hàng - theo định hướng, chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông để tiết kiệm chi phí vận hành mạng lưới, dành băng tần số vô tuyến điện, hạ tầng kỹ thuật cho các công nghệ di động tiên tiến 4G, chuẩn bị cho kế hoạch triển khai thương mại 5G, thực hiện mục tiêu chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Ngay từ năm 2021, Tập đoàn VNPT đã chủ động kế hoạch tắt dần các trạm 2G có thuê bao và lưu lượng thấp để tối ưu công tác vận hành, khai thác mạng lưới và chuẩn bị cho lộ trình dừng hoàn toàn công nghệ 2G.

Kết quả, từ năm 2021 đến nay, VNPT đã thực hiên tắt được hơn 2.500 trạm 2G.

Tòa nhà VNPT - trụ sở chính VNPT - VinaPhone tọa lạc tại đường Xuân Tảo (quận Tây Hồ, Hà Nội) được vinh danh là “Công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh - năm 2020”

Ngoài ra, Tập đoàn VNPT đã triển khai các chương trình thúc đẩy chuyển đổi smartphone cho khách hàng bằng các giải pháp như tặng máy, trợ giá máy cho khách hàng, cùng gói cước ưu đãi, truyền thông khách hàng chủ động chuyển đổi.

Tính từ năm 2021 đến nay, tổng số đầu cuối thuê bao đã chuyển đổi từ 2G sang 4G là khoảng 2,3 triệu thuê bao, bao gồm cả chuyển đổi từ chương trình do VNPT triển khai và chuyển đổi tự nhiên từ nhu cầu khách hàng.

Trong thời gian tới, cùng với việc triển khai chương trình viễn thông công ích đã được Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện (trợ giá điện thoại thông minh 500.000 đồng/máy cho các thuê bao di động thuộc đối tượng viễn thông công ích - theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT tiếp tục thực hiện các giải pháp:

Chuyển dổi đầu cuối thuê bao 2G cho khách hàng sang smartphone 4G/5G; thực hiện biện pháp mạnh mẽ là ngăn chặn các máy 2G only bất hợp pháp theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông; tăng cường vùng phủ 4G để bù vùng phủ sóng và thực hiện tắt sóng 2G theo lộ trình, kế hoạch đã cam kết, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông.

Để triển khai thành công kế hoạch dừng công nghệ 2G theo lộ trình, Tập đoàn VNPT đề xuất, kiến nghị với Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ một số nội dung.

Sử dung hạ tầng thiết bị 5G với cả các nhà mạng

Một là, Bộ Thông tin và Truyền thông truyền thông rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về định hướng, lộ trình kế hoạch tắt sóng 2G, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chương trình đến khách hàng và thúc đẩy khách hàng chuyển đổi đầu cuối di động 2G sang điện thoại thông minh.

Hai là, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ Thông tư số 43/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông ti di động mặt đất - phần truy nhập vô tuyến” để giảm thiểu thiết bị đầu cuối 2G trên thị trường. Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ, có thông báo đến các đơn vị sử dụng thiết bị đầu cuối 2G M2M/IoT trong hoạt động nghiệp vụ (ngân hàng, điện lực...) về định hướng chuyển đổi đầu cuối, tắt sóng công nghệ cũ 2G để các đơn vị có lô trình, kế hoach chủ động chuyển đổi thiết bị.

Ba là, khi dừng công nghệ 2G, Tập đoàn VNPT phải triển khai kế hoạch đảm bảo vùng phủ sóng 4G/3G để bù vùng phủ sóng 2G. Để thực hiện việc này, Tập đoàn VNPT kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung triển khai công nghệ 4G trên băng tần 900MHz.

Để phát triển hạ tầng số, bên cạnh các giải pháp về nâng cấp hạ tầng băng rộng di động 4G hiện hữu, tối ưu tắt sóng công nghệ cũ 2G và chuyển đổi điện thoại thông minh cho khách hàng, Tập đoàn VNPT kiến nghị: 

Bộ Thông tin và Truyền thông sớm tổ chức triển khai đấu giá đồng thời các băng tần mới để VNPT nói riêng, cũng như các doanh nghiệp khác nói chung, cùng triển khai thương mại di động 5G nhằm cung cấp hạ tầng băng rộng di động với những ưu điểm vượt trội về tốc độ, đỗ trễ phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Giảm thiếu tối đa thiệt hại cho khách hàng

Trong những năm gần đây, lừa đảo trên không gian mạng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, không chỉ với nhiều quốc gia thế giới, mà còn cả ở Việt Nam.

Là tập đoàn hàng đầu quốc gia về xây dựng và phát triển các giải pháp công nghệ số, những người đứng đầu Tập đoàn VNPT luôn đặt câu hỏi:

Làm thế nào để giảm thiếu tối đa thiệt hại cho khách hàng từ các vụ lừa đảo?

Xuất phát từ những điều trăn trở đó, nhằm ngăn chặn vấn nạn này, Tập đoàn VNPT đã không ngừng đầu tư - phát triển hàng loạt giải pháp phòng chống lừa đảo trên mạng, được khách hàng đánh giá rất cao.

Số liệu thống kê của Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2023, tại Việt Nam, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đe dọa người dùng cá nhân, cũng như các doanh nghiệp.

Theo thống kê, cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản án lừa đảo trực tuyến; trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so 2022, tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo là 73%.

Năm 2023, số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng tăng gấp rưỡi so 2022 (tăng từ 8.000 lên 10.000 tỷ đồng và các vụ án đã bị khởi tố vì tội lừa đảo trên không gian mạng lên đến 1.500 vụ).

Theo các chuyên gia, phương thức lừa đảo hoàn toàn mới, ngày càng tinh vi, khó lường và nguy hiểm hơn, gây thiệt hại nặng nề hơn cho người dân và các tổ chức.

Hiện tại, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu; chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo, đang diễn ra trên không gian mạng, nhắm vào các nhóm đối tượng là người cao tuổi, trẻ em, sinh viên/thanh niên, các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng.

Các nhóm lừa đảo này, đều qua một hình thức kỹ thuật phổ biến đó là lừa người dùng cài đặt, truy cập, cung cấp thông tin vào các địa chỉ, phần mềm độc hại. Cách thức phổ biến của lừa đảo trên không gian mạng thông qua các tin nhắn, các cuộc gọi điện thoại, lừa đảo truy cập vào trang web, hoặc cài mã độc tống tiền và lừa đảo qua ứng dụng trên di động.

  1. Năm 2023, Tập đoàn VNPT nộp ngân sách nhà nước 3.849 tỷ đồng

Dưới góc độ nhà cung cấp hạ tầng viễn thông, dịch vụ số trên không gian mạng, Tập đoàn VNPT luôn coi công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các hình thức lừa đảo nhằm mang lại một không gian mạng sạch, dịch vụ số tiện dụng và an toàn cho khách hàng - là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Nhiệm vụ này, góp phần đem lại niềm tin cho khách hàng đối với thương hiệu VNPT...

Đó cũng là lời khẳng định của Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT Tô Dũng Thái, tại Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, diễn ra vào trung tuầng tháng 5, tại Hà Nội. 

Để phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội An ninh mạng… đã ban hành các quy định, hướng dẫn và đồng hành cùng các nhà mạng thực hiện nhiều biện pháp.

Thực hiện nhiệm vụ này, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT Tô Dũng Thái cho rằng:

Trước tiên, đối với tất cả các nhà mạng viễn thông, cần triển khai đầy đủ, nghiêm túc và đồng bộ các quy định, yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, trong công tác phòng chống lừa đảo trên không gian mạng; tổ chức đội ngũ chuyên trách, đủ năng lực để đảm đương nhiệm vụ đảm bảo an toàn an ninh trên không gian mạng.

VNPT phô diễn sức mạnh công nghệ Việt tại Diễn đàn Kinh tế TP. HCM (Ảnh: VGP)

Tại Tập đoàn VNPT, hiện có hơn 100 kỹ sư làm công tác đảm bảo an toàn an ninh, trên toàn hệ thống; đội ngũ cán bộ kỹ thuật giải quyết trực tiếp các vấn đề về an toàn an ninh cho khách hàng, tại 63 tỉnh, thành phố.

Theo ông Tô Dũng Thái, việc làm trước hết của người dùng, cũng như các tổ chức đó là phải có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật. Người dùng dịch vụ viễn thông, phải đăng ký định danh sử dụng dịch vụ.

Trong thời gian qua, Tập đoàn VNPT đã phát triển, xây dựng thành công các công cụ định danh trên hạ tầng viễn thông.

Nhà mạng của VNPT tiến hành rà soát - kiên quyết loại bỏ các tài khoản, các truy cập dịch vụ viễn thông nặc danh như sim rác, số điện thoại giả mạo; đồng thời, chặn lọc, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước, điều tra truy vết các địa chỉ mạng xấu, độc hai, vi phạm pháp luật.

VNPT vẫn đang theo sát việc làm này và đến nay, đã có những chuyển biết nhất định. Cụ thể từ đầu năm 2023 đến nay, riêng Tập đoàn VNPT, đã phát hiện và xử lý hơn 4 triệu hành vi giả mạo, lừa đảo trên mạng của mình…

VNPT giới thiệu hàng loạt dịch vụ, giải pháp thông minh tại các sự kiện ICT quan trọng

Luôn đảm bảo quyền lợi khách hàng

Cùng với sự bùng nổ của giao dịch điện tử, chữ ký số ngày càng phổ biến và được ứng dụng sâu rộng trong các hoạt động thiết yếu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp chữ ký số trên thị trường, Tập đoàn VNPT đã không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm để mang tới cho khách hàng dịch vụ CA có chất lượng tốt nhất, đảm bảo các quy định của pháp luật và quyền lợi của khách hàng.

Dịch vụ - cho phép người dùng có thể thực hiện ký số trên các văn bản, tài liệu thuộc đa dạng các lĩnh vực thiết yếu của đời sống như các loại giấy tờ, chứng chỉ, giấy khai sinh, khai báo hải quan điện tử, thuế, bảo hiểm, hồ sơ đến các giao dịch điện tử…

Với VNPT CA, các cá nhân và doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về độ chính xác, nguyên vẹn của văn bản, tài liệu được ký kết, tránh tình trạng giả mao và đảm bảo tính pháp lý cho mọi giao dịch trên môi trường số.

Nhờ đó, người dùng có thể ký số mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại và in ấn.

Đặc biệt, dịch vụ chứng thực chữ ký số - cho phép doanh nghiệp tiếp cận cơ hội kinh doanh tại bất kỳ đâu chữ ký số được công nhận, mà không bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia.

Với những đặc tính nổi bật là tính toàn vẹn, xác thực, chống chối bỏ và bảo mật, VNPT CA đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ phía khách hàng.

Ngày 19/1/2024, tại Lễ công bố kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ các CA công cộng năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố, VNPT CA là một trong 5 giải pháp chữ ký số có chất lượng dịch vụ tốt nhất và cũng là dịch vụ có ứng dụng công nghệ và dịch vụ đa dạng nhất năm 2023.

Kết quả này, tiếp tục khẳng định vị thế của VNPT CA trên thị trường, đồng thời cũng là sự chứng minh cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của các kỹ sư VNPT với khát vọng “mang đến cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam một dịch vụ ký số “make in Vietnam” tốt nhất”.

Để xây dựng một dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, thì ngoài công nghệ, tính năng vượt trội, dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp, Tập đoàn VNPT còn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Theo quy định, các chứng thư số do nhà cung cấp cấp cho khách hàng, có thời hạn sử dụng không vượt quá thời hạn sử dụng chứng thư số của nhà cung cấp - được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, các nhà cung cấp sẽ thực hiện cấp bù thời gian sử dụng cho khách hàng, sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng thư số mới.

VNPT được demo tại sự kiện Ngày chuyển đổi số của tỉnh Hải Dương

Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng theo gói cước dịch vụ đã đăng ký, Tập đoàn VNPT đang triển khai chương trình cấp bổ sung thời hạn cho những khách hàng đang sử dụng dịch vụ chữ ký số VNPT CA. Chương trình được thực hiện hoàn toàn miễn phí (từ nay đến 15/6/2024).

Các thao tác thực hiện cấp bù rất đơn giản và không mất nhiều thời gian của khách hàng. Vì vậy, để dịch vụ không bị gián đoạn, khách hàng vui lòng kiểm tra và thực hiện chương trình cấp bổ sung thời hạn VNPT CA. 

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính

Với tinh thần vượt mọi thách thức, quyết liệt đổi mới sáng tạo, cùng sự đồng tâm, hiệp lực, toàn thể Cán bộ, công nhân viên Tập đoàn VNPT đã vượt qua một năm 2023 đầy khó khăn để tạo nên sự thay đổi về chất và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao với nhiều dấu ấn đáng ghi nhận.

VNPT sát cánh cùng Hải Dương đi trước đón đầu trong chuyển đổi số

Theo đó, năm 2023, tổng doanh thu toàn tậpđoàn đạt 54.856 tỷ đồng, bằng 102,14% so 2022, đạt 98,2% kế hoạch; lợi nhuận 4.468 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch, bằng 100,7% so 2022. Trong đó lợi nhuận công ty mẹ 2.824 tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch, bằng 100,1% so 2022.

Tập đoàn VNPT nộp ngân sách nhà nước 3.849 tỷ đồng, đạt 112,7% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu của tập đoàn đạt 6%. VNPT luôn đảm bảo 100% việc làm và thu nhập ổn định ở mức khá cho người lao động trong mặt bằng chung của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Tình hình tài chính của VNPT luôn lành mạnh, dòng tiền được quản lý và sử dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản của tập đoàn và các đơn vị, không để phát sinh các khoản nợ phải trả quá hạn; vốn của tập đoàn được bảo toàn và phát triển.

Với chiến lược trở thành tập đoàn công nghệ, Tập đoàn VNPT đã và đang tập trung phát triển hạ tầng số, danh mục các dịch vụ số đặc biệt, thông qua việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác quốc tế hàng đầu, trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Năm 2023, Tập đoàn VNPT đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn viễn thông và công nghệ lớn để liên tục tìm kiếm cơ hội phát triển kinh doanh mới; đồng thời nắm bắt các xu hướng công nghệ, thị trường và chuyển đổi. Hoạt động hợp tác đa phương đi vào chiều sâu và được áp dụng trong nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn.

Tập đoàn liên tục duy trì được tốc độ tăng lợi nhuận ấn tượng bình quân trên 20%/năm

2023 cũng là năm Tập đoàn VNPT bội thu về giải thưởng (gần 50 giải) trong nước và quốc tế cho các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp, trong đó đa số là các nền tảng và giải pháp công nghệ thông tin, phục vụ chuyển đổi số.

Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT Huỳnh Quang Liêm chia sẻ:

“Những kết quả đạt được năm 2023, không chỉ cho thấy những nỗ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn VNPT, trong bối cảnh đầy khó khăn, mà còn là tiền đề, tạo động lực để VNPT đặt ra các mục tiêu mới cho năm tiếp theo.

Năm 2024, Tập đoàn VNPT sẽ tối ưu hóa nguồn lực, thay đổi toàn diện hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, nghiên cứu ứng dụng thêm nhiều công nghệ mới để tạo ra các các sản phẩm số mới, giúp tập đoàn tăng năng lực cạnh tranh, khẳng định những bước đi vững chắc của VNPT trong thời gian tới”…

VNPT trình diễn nền tảng, hệ sinh thái ứng dụng chuyển đổi số

Bộ Công Thương:

“Kết quả đạt được, thể hiện tốc độ phát triển của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam khi đã có những cải tiến vượt bậc, cả về giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu, từ đó nâng cao vị thế vững chắc trong bảng xếp hạng.

Các DN thương hiệu quốc gia Việt Nam đang từng bước bắt kịp với xu thế toàn cầu, đầu tư vào giá trị vô hình trong đơn vị - tiêu biểu là giá trị thương hiệu - để từ đó, góp phần đáng kể trong việc gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Dựa trên báo cáo của Brand Finance năm 2023, giá trị thương hiệu của các DN Việt Nam đã tăng mạnh trong các ngành viễn thông, ngân hàng, thực phẩm”…

Với chiến lược phát triển trong kỷ nguyên mới, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Tập đoàn VNPT đã và đang từng bước chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống, sang nhà cung cấp dịch vụ số (DSP), trở thành một tập đoàn kinh tế năng động.

Tập đoàn chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ICT sáng tạo, đột phá để tiếp tục kiến tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế Việt Nam.

Thủy Hương

Bài sau: VIETKOMBANK – doanh nghiệp vì người lao động
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/top-10-thuong-hieu-gia-tri-nhat-viet-nam-bai-3-vnpt-vi-quyen-loi-khach-hang-a223432.html Copylink