Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 10: TPBank thực thi phát triển bền vững
Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.
Sự kiện nhằm vinh danh những DN hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận tốt, có vị thế trong ngành và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành. Đáng chú ý, trong Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023, các ngân hàng giữ vị trí áp đảo!
Bài 10:TPBank thực thi phát triển bền vững
2023 - năm khó khăn của thị trường, bằng định hướng phát triển bền vững và phát triển xanh, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB)TPBank đã cho thấy bản lĩnh mạnh mẽ, khả năng đứng vững trước thách thức với nhiều chỉ số tích cực…
Trụ sở TPBank
Nối dài chuỗi tăng trưởng khách hàng
Theo đó, năm 2023, tỷ trọng CASA tăng 34%, tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 16.000 tỷ đồng, thu nhập lãi thuần tăng gần 9%, lên mức 12.500 tỷ đồng; đặc biệt, số lượng khách hàng tăng trưởng vượt mốc 12 triệu.
Kết thúc năm 2023, tổng tài sản của TPBank (HOSE: TPB) ở mức 356.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so cuối 2022, vốn điều lệ tăng ở mức hơn 22.000 tỷ đồng.
Sự gia tăng vững chắc về vốn - đã cung cấp nền tảng tài chính mạnh mẽ, kết hợp quản trị rủi ro giữ cho tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel III của TPBank ở mức 12,4% (tính đến 31/12/2023), thuộc nhóm đầu của ngành, giữ vững nguyên tắc tăng trưởng cho vay và an toàn vốn.
TPBank nối dài chuỗi tăng trưởng khách hàng với 3,5 triệu tài khoản mở mới, nâng tổng số khách hàng phục vụ vượt mốc 12 triệu.
Chỉ trong vòng 3 năm, với chiến lược ngân hàng số đi đầu và toàn diện, TPBank đã thu hút thêm hơn 8,6 triệu khách hàng, gấp đôi tổng số lượng khách hàng của cả 12 năm trước đó.
Thành quả đó của TPBank, không chỉ là sự chứng minh cho khả năng thu hút và giữ chân khách hàng, mà còn là một bước tiến vững chắc trong việc tăng tỷ trọng nguồn vốn CASA chất lượng của ngân hàng.
Từ đó, ghi nhận tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tăng 34%, vượt 47.000 tỷ đồng. Điều tiết tốt nhu cầu tăng trưởng huy động theo nhu cầu sử dụng vốn nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, tổng huy động năm 2023 của ngân hàng đạt 316.500 tỷ đồng, tăng gần 9,5% và vượt kế hoạch năm.
Nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, TPBank không ngừng đẩy mạnh trích lập dự phòng, gấp đôi so 2022, ở mức hơn 3.900 tỷ đồng. Điều này cho thấy, ngân hàng đã chủ động sử dụng nguồn lực nhằm bao phủ nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2%, giảm áp lực dự phòng cho các năm tới, giảm tác động của nợ xấu trong tương lai.
Tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 16.000 tỷ đồng, phần lớn đến từ thu nhập lãi thuần tăng gần 9,1%, lên mức 12.500 tỷ đồng.
TPBank - một thập kỷ chuyển mình rực rỡ kiến tạo tương lai vững bền
TPBank - một thập kỷ chuyển mình rực rỡ kiến tạo tương lai vững bền
Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp/cá nhân trong giai đoạn hồi phục của nền kinh tế, TPBank đã tích cực giảm lãi vay cho các khách hàng hiện hữu, với tổng số tiền lãi giảm cả năm 2023 lên tới 1.950 tỷ đồng.
Kết thúc năm, TPBank ghi nhận lợi nhuận đạt 5.600 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ ROE đạt trên 13,77%) – con số tương đối cao trong bối cảnh nền kinh tế chững lại năm qua.
Những đột phá trong phương thức cho vay
Với nhiều sản phẩm cho vay đa dạng trên nhiều phân khúc, dư nợ cho vay của TPBank vượt 217.000 tỷ đồng, tăng trưởng gần 19% so 2022, vượt xa so tăng trưởng bình quân toàn ngành.
Điều đó - đến từ những đột phá trong phương thức cho vay, ứng dụng công nghệ hỗ trợ khách hàng, trên mọi phân khúc. Các gói vay đa dạng của TPBank được thị trường đón nhận, thông qua các kênh liên kết, mang lại cho khách hàng trải nghiệm vay thông suốt và tiện lợi.
Tính năng cho vay qua LiveBank - đã nâng cao sự linh hoạt và tiện ích, giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
TPBank cũng luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn khi liên tục cập nhật chính sách lãi suất ưu đãi, thực hiện các biện pháp giảm lãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh mảng cho vay, sản phẩm thẻ của TPBank cũng tạo nên những bứt phá trên thị trường khi gần 1,5 triệu thẻ được mở mới, tổng giá trị giao dịch thẻ đạt khoảng 40.200 tỷ đồng.
Trong đó, riêng giao dịch chi tiêu qua thẻ TPBank VISA, vượt mốc 1 tỷ USD, đưa ngân hàng lên vị trí top 3 về tăng trưởng doanh số giao dịch thẻ. Đặc biệt, tăng trưởng ấn tượng nhất - đến từ doanh số giao dịch thẻ VISA Signature, đưa TPBank lên vị thế đầu ngành.
Sự công nhận của các tổ chức đánh giá và xếp hạng uy tín trong và ngoài nước, đã khẳng định hành trình tiến bước vững vàng, phản ánh chính xác tương quan thị trường và là sự ghi nhận tốt nhất cho những nỗ lực không ngừng của TPBank trong thời gian qua, cho chặng đường 2024 và nhiều năm phát triển sắp tới...
TPBank nâng cao năng lực thực thi về ESG - nền tảng phát triển bền vững
Lợi nhuận trước thuế hơn 5.600 tỷ đồng
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024, cùng một số nội dung quan trọng khác đã được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.
Năm 2024, ngân hàng hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ đồng (tăng 34%), đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.
Phát biểu khai mạc Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 của TPBank, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú cho biết, năm 2023, ngân hàng đã bước qua 1 năm kinh doanh vượt “cơn gió ngược” - bền bỉ tiến lên và vững mạnh ghi dấu nhiều chỉ số tăng trưởng tích cực.
Theo đó, tổng tài sản nâng lên hơn 350.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm, tăng 9% so 2022. Cho vay khách hàng vượt mốc 200.000 tỷ đồng - tăng 27%. Tổng thu nhập hoạt động năm qua, vượt 16.000 tỷ đồng, đóng góp chính từ thu nhập lãi thuần gần 12.500 tỷ đồng - tăng 9%.
Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 5.600 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ ROE gần 14%. Đồng hành thiết thực, chia sẻ khó khăn cùng khách hàng, ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất cho vay với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với tổng giá trị hỗ trợ gần 2.000 tỷ đồng.
Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng tới 34%, vượt mức 47.000 tỷ đồng, góp phần cho việc tăng trưởng 7% về tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Đây vừa là cơ sở để ngân hàng tiết kiệm chi phí vốn, vừa là một thực tế chứng minh cho năng lực đảm bảo các giao dịch liên tục và thông suốt, để khách hàng yên tâm lưu trữ phục vụ hoạt động thanh toán tiêu dùng.
Cũng nhờ chiến lược ngân hàng số sáng tạo và toàn diện, số lượng khách hàng năm 2023 đã tăng ở mức kỷ lục trên 3,5 triệu, nâng tổng số khách hàng phục vụ vượt mốc 12 triệu.
Chỉ trong 3 năm, ngân hàng đã thu hút thêm hơn 8,6 triệu khách hàng, gấp đôi tổng số lượng khách hàng của cả 12 năm trước đó.
Năm 2023, với sự định hướng, chỉ đạo và giám sát của HĐQT nhiệm kỳ mới, TPBank tiếp tục chứng minh nền tảng tài chính bền vững, giữ vững vị trí đứng đầu tại Việt Nam năm thứ hai liên tiếp trong danh sách “Ngân hàng vững mạnh nhất châu Á Thái Bình Dương” của The Asian Banker.
Với định giá thương hiệu vượt 425 triệu USD, ngân hàng lần đầu góp mặt trong bảng đánh giá xếp hạng của tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, là TOP 5 ngân hàng tư nhân có giá trị thương hiệu cao nhất Việt Nam.
Tăng trưởng khách hàng chứng minh thành công con đường số hóa và phát triển bền vững của TPBank
2024: Kế hoạch lợi nhuận tăng 34%
Trước thềm Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 TPBank, chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam nhận định:
“Với những nỗ lực đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong năm 2023, TPBank sẽ giảm được áp lực đáng kể trích lập trong năm 2024, đây là cơ sở để xác định mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững. Năm 2024, ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu ở dưới mức 2,5%".
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 của TPBank, đã thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2023 (thực hiện trong năm 2024) với tỷ lệ 25% bằng tiền mặt và cổ phiếu.
Đại hội đồng cổ đông 2024, đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu kinh doanh theo hướng đa dạng nguồn thu, nâng cao chất lượng tài sản, nhằm đưa lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 34% so 2023.
Để đạt được mục tiêu trên, tổng tài sản dự kiến tăng 9,36%, lên 390.000 tỷ đồng; dư nợ cho vay tăng 15,75%, lên 251.821 tỷ đồng; huy động vốn tăng 3,31%, lên 327.000 tỷ đồng.
Với gia tốc và năng lực đáp ứng khách hàng trên nền tảng số, ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh cơ sở khách hàng, đạt mốc 15 triệu trong năm 2024.
Đồng hành cùng TPBank, doanh nghiệp trải nghiệm dịch vụ hành chính công nhanh chóng, thuận tiện
Chủ tịch HĐQT TPBank Đỗ Minh Phú chia sẻ:
“Là một trong số 14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng hệ thống theo thang đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, với tinh thần vượt mọi giới hạn, đoàn kết và đồng lòng, năm 2023, TPBank đã ứng biến linh hoạt trước những diễn biến phức tạp của thị trường để tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu.
Đây chính là cơ sở để ngân hàng đặt ra những mục tiêu cao hơn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ưu tiên tín dụng xanh hơn cho năm 2024.
Đồng thời, TPBank tận dụng tốt nhất thế mạnh về công nghệ và sáng tạo số để dẫn dắt hành trình chuyển đổi ngành ngân hàng, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro tiêu chuẩn quốc tế để kiểm soát nợ xấu và kinh doanh hiệu quả”.
Hiện thực hóa mục tiêu 2024, ngay tại báo cáo tài chính quý I/2024, kết quả kinh doanh của ngân hàng đạt hơn 1.800 tỉ đồng, tăng 5,5% so cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động tăng 28% so cùng kỳ 2023, đạt gần 4.700 tỷ đồng.
Đặc biệt, bằng sự nhạy bén và nắm bắt tốt thị trường, mảng đầu tư chứng khoán đã mang về lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng khi thu nhập từ mảng này tăng hơn 120% so cùng kỳ năm trước.
Một trong những điểm đáng chú ý và bất ngờ tại Đại hội đồng cổ đó là việc thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2023 (thực hiện trong năm 2024) với tỷ lệ 25% bằng tiền mặt và cổ phiếu.
Nguồn chi trả, lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, sau khi trích lập các quỹ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán.
Trước đó (tháng 4/2023), ngân hàng đã chi gần 4.000 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng). Nguồn chi trả, sẽ lấy từ lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021, sau khi trích lập các quỹ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán.
Cũng trong năm 2023, ngân hàng đã phát hành gần 620 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 39,19% từ nguồn lợi nhuận để lại chưa phân phối luỹ kế đến năm 2021 là 1.536 tỷ đồng; thặng dư vốn cổ phần là 2.561 tỷ đồng và 2.102 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2022…
Nhận được sự hưởng ứng tích cực từ khách hàng
TPBank - một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được thành lập ngày 5/5/2008, với sự tham gia của các cổ đông chiến lược giàu kinh nghiệm thị trường và tiềm lực tài chính, gồm:
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Tập đoàn FPT, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare), Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd (Singapore), Công ty Tài chính IFC…
Từ số vốn ban đầu hạn chế, TPBank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với những thành tích kinh doanh xuất sắc và nhiều lần được khẳng định là một tổ chức tài chính uy tín với nhiều giải thưởng uy tín được trao bởi các tổ chức trong nước và quốc tế.
Sau hơn 16 năm hình thành và phát triển, TPBank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động.
Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về ngân hàng số, TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy - ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank…
Khách hàng nữ được nhận quà khi giao dịch tại TPBank vào ngày 8/3
TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay…
Tất cả những sản phẩm vượt trội đó - đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu.
Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất, đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng.
Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến...
Năm 2023, TPBank tiếp tục ghi danh tại nhiều giải thưởng lớn, trong đó: Lần thứ hai liên tiếp giữ vị trí đứng đầu Việt Nam trong danh sách “Ngân hàng vững mạnh nhất châu Á - Thái Bình Dương” của The Asian Banker.
Đặc biệt, 2023 là năm đầu tiên, TPBank góp mặt trong Bảng xếp hạng của Brand Finance với giá trị thương hiệu vượt qua con số 425 triệu USD, đưa ngân hàng lên vị trí TOP 5 ngân hàng tư nhân có giá trị thương hiệu cao nhất Việt Nam.
Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (VNR) xếp hạng TPBank là một trong 10 ngân hàng thương mại Việt Nam Uy tín, đồng thời là một trong số 4 ngân hàng tư nhân Uy tín nhất của năm 2023. TPBank đã liên tiếp giữ vững vị trí trong bảng xếp hạng này 5 năm liên tiếp…
Đường link: https://profit500.vn/Charts/Index?chartId=13 (Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam)
Bài sau:FPT phát triển không ngừng nghỉ
Thủy Hương