Thursday, May 24, 03:05 PM

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 13: DGC - khẳng định vị thế trên thương trường

Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500) Tập đoàn Hóa chất Đức Giang - khẳng định vị thế trên thương trường

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 13: DGC - khẳng định vị thế trên thương trường
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 13: DGC - khẳng định vị thế trên thương trường

Sự kiện nhằm vinh danh những DN hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận tốt, có vị thế trong ngành và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành. Đáng chú ý, trong Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023, các ngân hàng giữ vị trí áp đảo!

Bài 13: DGC - khẳng định vị thế trên thương trường

Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán: DGC), đơn vị đề ra mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 10.202 tỷ đồng, tăng 4,6% so thực hiện 2023; lợi nhuận sau thuế 3.100 tỷ đồng, giảm 4,4%. Cổ tức năm 2024 dự kiến duy trì mức 30%...

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang - khẳng định vị thế trên thương trường

Những kết quả đạt được

Năm 2023, Công ty CP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (Tập đoàn Hóa chất Đức Giang - DGC) đạt doanh thu hơn 9,7 ngàn tỷ đồng, giảm 33% so năm trước; lãi sau thuế và lãi ròng lần lượt 3,3 ngàn tỷ và 3,1 ngàn tỷ đồng, giảm khoảng 45%.

So kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông 2023 thông qua - “ông lớn” hóa chất thực hiện được 88% mục tiêu doanh thu và vượt 8% kế hoạch lãi sau thuế năm.

Theo DGC, kết quả 2023 sụt giảm, do doanh thu các sản phẩm chính đi xuống như phốt pho vàng và HPO4 giảm 38%, WPA giảm 28%, phân bón các loại giảm 12%. Mức giảm này, đến từ việc thị trường trong nước và thế giới thấp hơn so cùng kỳ 2022.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024

Tuy nhiên, cần biết rằng, 2022 là năm DGC đạt lợi nhuận cao đột biến nhờ hưởng lợi từ cơn sốt giá hàng hóa toàn cầu, liên tiếp đạt lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng mỗi quý. Về bản chất, bức tranh kinh doanh 2023 của DGC không tệ. Dù lợi nhuận đi xuống, đây vẫn là năm có lợi nhuận cao thứ 2 lịch sử của đơn vị.

Thời điểm cuối quý IV/2023, giá trị tổng tài sản của DGC tăng 16% so đầu năm, đạt gần 15,5 ngàn tỷ đồng với gần 12,5 ngàn tỷ đồng là tài sản ngắn hạn (tăng 14%). Sức khỏe tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo với gần 10,4 ngàn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, cao hơn so đầu năm 15%.

Phải thu ngắn hạn hơn 1,1 ngàn tỷ đồng, tăng 23%. Hàng tồn kho còn 855 tỷ đồng, giảm 14%. Doanh nghiệp còn 225 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, giảm nhẹ so đầu năm, chủ yếu nằm ở Dự án Nghi Sơn (134 tỷ đồng), Dự án Đắk Nông (35 tỷ đồng) và các công trình xây dựng của Đức Giang Lào Cai (39 tỷ đồng).

Bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn tăng 36%, lên gần 3,5 ngàn tỷ đồng, cũng gần như là toàn bộ các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Trong đó, nợ vay ngắn hạn, ghi nhận 1,3 ngàn tỷ đồng, gấp 3 lần đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt gần 5,9 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 16%.

Hóa chất Đức Giang lên kế kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất 10.202 tỷ đồng, tăng 4,6% so với thực hiện 2023; lợi nhuận sau thuế 3.100 tỷ đồng, giảm 4,4%. Cổ tức năm 2024 dự kiến duy trì mức 30%.

Nhìn lại 2023, công ty ghi nhận doanh thu 9.748 tỷ đồng, giảm 32% so thực hiện năm trước; lãi sau thuế 3.241 tỷ đồng, giảm 46%. Nguyên nhân do thị thị trường phốt pho vàng không thuận lợi, cạnh trang trong và ngoài nước lớn, giá giảm nhanh, nhu cầu thấp hơn mọi năm.

Các mặt hàng khác như phân bón, phụ gia thức ăn gia súc… giá cả ổn định, sản lượng có chiều hướng tăng.

Với kết quả kinh doanh 2023, cùng với cổ tức nhận được từ Phốt pho Apatit Việt Nam (PAT) và Ắc quy tia sáng (TSB), HĐQT Hóa chất Đức Giang đã thông qua việc chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% (đã tạm ứng). Sau khi chia và trích các quỹ, lợi nhuận giữ lại đạt 5.634 tỷ đồng…

Sở hữu công nghệ luyện quặng duy nhất trên thế giới

Việt Nam hiện có 7 doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh phốt pho vàng, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai.

Sau khi sáp nhập Công ty CP Hóa chất Đức Giang – Lào Cai (năm 2017) và Công ty CP Phốt pho 6 (năm 2023), Tập đoàn Hóa chất Đức Giang trở thành doanh nghiệp có năng lực sản xuất phốt pho vàng lớn nhất Việt Nam với tổng công suất 70.000 tấn/năm, chiếm 46% tổng công suất phốt pho vàng ở Việt Nam.

DGC đang tự chủ được 70% nguồn cung quặng apatit.

Đồng thời, tập đoàn cũng đang là nhà xuất khẩu phốt pho vàng lớn nhất châu Á. Theo dữ liệu của một số tổ chức tài chính, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đang chi phối gần 1/3 tổng lượng phốt pho vàng được xuất khẩu trên toàn cầu. Phốt pho vàng là nguyên liệu đầu vào quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm, nhất là sản xuất chip điện tử, chất bán dẫn và pin lithium.

Đặc biệt, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đang sở hữu công nghệ luyện quặng dạng bột duy nhất trên thế giới.

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đang chi phối gần 1/3 tổng lượng phốt pho vàng được xuất khẩu trên toàn cầu

Cụ thể, quặng apatit - nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất phốt pho vàng, được chia thành 4 cấp; trong đó quặng apatit cấp 1 (chứa hàm lượng phosphor pentoxide P2O5 > 30%) là quặng có chất lượng tốt nhất và dễ chế biến nhất. Tuy nhiên, trữ lượng quặng cấp 1 ở Lào Cai, Việt Nam và trên thế giới còn hạn chế và dần cạn kiệt.

Nhờ sở hữu công nghệ đặc biệt, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang có thể sử dụng quặng apatit cấp 2 và cấp 3 (hàm lượng P2O5 chỉ 15 - 25%) ở cả dạng cục và dạng bột để sản xuất phốt pho vàng.

Đại diện Ban giám đốc Tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết, hiện chỉ có tập đoàn sở hữu công nghệ này, sau khi mua bằng sáng chế độc quyền từ một nhân viên trong công ty. Do đó, tập đoàn sở hữu lợi thế lớn khi giá quặng apatit cấp 2 và cấp 3 có giá thấp hơn nhiều so quặng loại 1.

Theo dữ liệu của hãng chứng khoán MBS, trong số các nước sản xuất phốt pho vàng chính, trữ lượng quặng apatit cấp 1 của Trung Quốc chiếm chưa đến 10% tổng trữ lượng. Trong khi đó, trữ lượng quặng cấp 2 chiếm khoảng 17%, thấp hơn nhiều so mức 33% của Maroc và 30% của Mỹ. Qua đó, chi phí đầu vào sẽ cao hơn, khi chi phí chế biến quặng 2 và quặng 3 cao hơn nhiều so quặng loại 1.

Hóa chất Đức Giang đã hoàn thành 104% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023

Ngoài ra, Trung Quốc đang tiếp tục hạn chế khai thác tại các mỏ apatit có trữ lượng nhỏ dưới 500.000 tấn/năm, cũng như siết chặt việc cấp phép khai thác các mỏ mới.

Hãng nghiên cứu thị trường Longzhong Information (Trung Quốc) nhận định, trong ngắn hạn, giá quặng apatit sẽ duy trì xu hướng tăng, cộng thêm việc nhu cầu chất bán dẫn đang phục hồi, giá phốt pho vàng khó có thể giảm mạnh về mức năm 2021.

Đáng chú ý, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đang tự chủ được 70% nguồn cung quặng apatit, nhờ sở hữu mỏ apatit từ năm 2021 và ký hợp đồng bao tiêu với mỏ apatit mới vào năm 2023. Hãng chứng khoán MBS ước tính, lợi thế trên, có thể giúp Tập đoàn Hóa chất Đức Giang tiết kiệm được 20 - 30% chi phí so mua quặng bên ngoài…

Tiếp tục tìm kiếm các mỏ mới

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Doanh nghiệp đã được cổ đông công ty thông qua kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất 10.202 tỷ đồng, tăng 4,6% so thực hiện 2023; lợi nhuận sau thuế 3.100 tỷ đồng, giảm 4,4%. Cổ tức năm 2024, dự kiến duy trì mức 30%.

Về kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp dự kiến dành 500 tỷ đồng để xây dựng Tổ hợp Xút chất dẻo tại Nghi Sơn (Giai đoạn 1). Bên cạnh đó, tập đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu và khảo sát để có giấy phép đầu tư cho Dự án Alumin. Ngoài ra, công ty cũng sẽ dành 10 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp trữ lượng tại Khai trường 25.

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết đang tiếp tục tìm kiếm các mỏ mới và doanh nghiệp sở hữu mỏ để thực hiện M&A

Tại Đại hội đồng cổ đông, đại diện Ban lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết đang tiếp tục tìm kiếm các mỏ mới và doanh nghiệp sở hữu mỏ để thực hiện M&A, giúp nâng cao hơn nữa tỷ lệ tự chủ nguồn cung quặng apatit.

Theo chia sẻ của đại diện Ban giám đốc, kết quả kinh doanh quý IV/2024 kém tích cực, chủ yếu do giá phốt pho vàng vẫn duy trì ở mức 4.200 USD/tấn (tương đương quý IV/2023). Tuy nhiên, đơn hàng đã cải thiện khoảng 8% so quý cuối năm 2023, khi nhu cầu tại thị trường Mỹ và Đông Á hồi phục.

Hiện khoảng 20% nhu cầu phốt pho trên toàn cầu được sử dụng cho ngành bán dẫn và 30% doanh thu các sản phẩm của Hóa chất Đức Giang, đang phục vụ cho ngành công nghiệp này.

Dấu hiệu phục hồi, đã xuất hiện trong ngành bán dẫn khi 2 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới là TSMC và Intel cho thấy kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong quý IV/2023 và quý I/2024. CEO TSMC dự báo, doanh thu quý II/2024 của hãng này có thể đạt tới 20,6 tỷ USD, tăng gần 27% so cùng kỳ năm ngoái.

Sản phẩm của Hóa chất Đức Giang

Tổ chức Thống kê thương mại chất bán dẫn Thế giới (WSTS) dự báo, tăng trưởng ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, trong năm nay, ước đạt 11,8%. Trong khi đó, tại Nhật Bản - một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, Hiệp hội Thiết bị bán dẫn Nhật Bản (SEAJ) dự phóng, doanh số các thiết bị bán dẫn sẽ tăng trưởng 27% trong năm nay.

Theo đó, hãng chứng khoán MBS dự phóng, giá phốt pho vàng năm nay sẽ tăng 6,8%, đạt 103 triệu đồng/tấn và tiếp tục tăng thêm 6,4% trong năm 2025, lên mức 110 triệu đồng/tấn. Điều này, có thể giúp doanh thu thuần năm nay của Hóa chất Đức Giang tăng 15,3% so 2023, đạt 11.249 tỷ đồng và lãi ròng tăng 15,5%, đạt 3.583 tỷ đồng…

Phát triển rộng khắp trên toàn quốc

Từ khi cổ phần hóa đến nay, công ty luôn đi đầu trong lĩnh vực hóa chất phosphate và đang hướng tới sản xuất các hợp chất phosphate để dùng trong lĩnh vực dược phẩm. Hoạt động chính của công ty là sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa.

Các sản phẩm của DGC được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng - tiêu chuẩn ISO 9001:2015, do vậy đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật  phục vụ  cho  phòng thí nghiệm  các nhà máy, trường học, viện nghiên cứu, bệnh viện, người tiêu dùng…

Dây chuyền sản xuất phân bón của Công ty TNHH MTV Đức Giang Lào Cai (công ty con của Hóa chất Đức Giang)

Hiện nay, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang có 8 đơn vị thành viên, trải dài trên các tỉnh, thành phố của đất nước, bao gồm:

Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai, Công ty CP Phốt pho Apatit Việt Nam, Công ty TNHH MTV  Thể Thao Hóa chất Đức Giang, Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn, Công ty TNHH MTV Hóa Chất Đức Giang   –  Đắk Nông, Công ty CP Ắc quy Tia Sáng, Công ty CP Phốt pho 6, Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang – Đình Vũ; 2 chi nhánh tại Hưng Yên và Bình Dương.

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã nỗ lực không ngừng vươn lên - trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp.

Với bề dày lịch sử đi đôi với trình độ quản lý, công nghệ hiện đại mang tầm quốc tế, tập đoàn đã đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đang ngày càng lớn mạnh, nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình tại thị trường trong nước và quốc tế, về các lĩnh vực hóa chất công nông nghiệp, phân bón, acid photphoric, photspho vàng, các chất tẩy rửa dân dụng, chất tẩy rửa công nghiệp...

Là một công ty đi đầu về công nghệ, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang còn đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ với nhà máy hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Mọi sản phẩm, đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất, bám sát xu hướng 4.0 và đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đáp ứng được mọi tiêu chuẩn khắt khe của các tập đoàn lớn trên thế giới.

Năm 2019, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã đưa vào hoạt động nhà máy hiện đại bậc nhất Đông Nam Á tại Hưng Yên; từ đây, sản phẩm bột giặt Đức Giang cùng các chất tẩy rửa khác, đã phân phối đi khắp các tỉnh trên cả nước và ra thế giới.

Sản phẩm của Hóa chất Đức Giang

Với tiêu chí phát triển nhanh, mạnh và bền vững, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang cam kết - sẽ đưa những sản phẩm chất lượng tốt nhất, đến tận tay người tiêu dùng.

Nhãn hiệu “bột giặt Đức Giang” - đã được người tiêu dùng biết đến từ những năm 1960, khi đó DGC là một doanh nghiệp nhà nước, chuyên cung cấp các loại chất tẩy rửa lớn nhất tại Việt Nam.

Với chiến lược phát triển không ngừng, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đang đầu tư củng cố thương hiệu, khẳng định chất lượng sản phẩm, tăng cường sản xuất, mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm bột giặt Đức Giang được xây dựng trên hệ thống phân phối rộng khắp, đến từng ngóc ngách của thị trường, bằng chất lượng.

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, trải qua một loạt bước đi chiến lược phù hợp với năng lực và hoàn cảnh - để chinh phục những cột mốc doanh thu mới, giành lại thị phần trên thị trường!

Trải qua mấy chục năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (Tập đoàn Hóa chất Đức Giang) đã nỗ lực không ngừng, vươn lên - trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp…

Chất lượng hàng sang – giá hàng cực tốt

Thành lập năm 1963, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (tiền thân là Công ty Hóa chất Đức Giang - một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng cục Hóa chất) - trong nhiều năm qua, được người tiêu dùng Việt Nam biết đến với nhãn hiệu bột giặt Đức Giang. Sau khi cổ phần hóa năm 2003, đến nay, công ty đã đi đầu trong lĩnh vực hóa chất. Năm 2022, tập đoàn đã đạt đỉnh cao về doanh thu: Gần 15.000 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng lên 3.800 tỷ; đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 1000 tỷ đồng… Nhờ vậy, năm 2022, mã cổ phiếu DGC có thời điểm trở thành mã Cổ phiếu có giá trị cao nhất sàn HOSE.

Bài sau:Sacombank - ngân hàng bán lẻ hiện đại

Hương Thủy

Đường link: https://profit500.vn/Charts/Index?chartId=13 (Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam)
Theo Thương Hiệu Công Luận https://thuonghieucongluan.com.vn/top-500-dn-loi-nhuan-tot-nhat-viet-nam-bai-13-dgc-khang-dinh-vi-the-tren-thuong-truong-a223634.html Copylink