Xu hướng đổi mới sáng tạo toàn cầu 2020 do GE khảo sát có gì mới?
Mới đây, GE đã công bố kết quả khảo sát Thước đo Đổi mới trên toàn cầu năm 2020 (2020 GE Global Innovation Barometer) với chủ đề “Lòng tự tôn và Chủ nghĩa bảo hộ: Nhiệm vụ dành cho các doanh nghiệp đổi mới”. Khảo sát này được thực hiện từ trước khi dịch C
Báo cáo năm 2020 cho thấy một nghịch lý mới liên quan đến quan điểm của các lãnh đạo doanh nghiệp về hợp tác xuyên quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ. Theo đó, họ đang ngày càng coi chủ nghĩa bảo hộ như một cách để bảo vệ môi trường đổi mới nội địa. Đồng thời, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn mạnh mẽ về sự hợp tác giữa các ngành và giữa các khu vực địa lí.
Trong năm khảo sát thứ 7 này, tổng cộng có hơn 3.400 giám đốc điều hành doanh nghiệp ở 22 quốc gia đã tham gia hai nghiên cứu riêng biệt: một nghiên cứu hoàn thành vào tháng 2/2020 và một nghiên cứu cập nhật vào tháng 9/2020. Nghiên cứu thứ hai được thực hiện nhằm tìm hiểu sự thay đổi trong tâm lý toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nhìn chung, nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của đổi mới trong giải quyết những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt. Đồng thời, tìm ra các mối đe dọa do đại dịch gây ra cho quá trình đổi mới toàn cầu.
Bên cạnh đó, đại dịch cũng củng cố niềm tin của các lãnh đạo doanh nghiệp vào vai trò quan trọng và những thách thức của đổi mới đối với tương lai doanh nghiệp. Họ nhận thấy đổi mới có vai trò thiết yếu trong giải quyết những thách thức lớn mà thế giới đang phải đối mặt; tuy nhiên, đại dịch cũng đã gây ra các mối đe dọa cho quá trình này. Điều này khiến cho tiến độ đổi mới bị chậm lại ở một số ngành công nghiệp và thị trường kể từ khi COVID-19 bùng phát.
Ngành Y tế - nhà vô địch trong đổi mới
Trong báo cáo năm nay, các lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá cao sự đổi mới ngoạn mục của ngành y tế trong thời kỳ đại dịch. Theo đó, tốc độ đổi mới của của ngành y tế vượt trội hơn tất cả các lĩnh vực khác trong cùng giai đoạn và hơn 9% so với các ngành có khả năng đổi mới nhất như viễn thông/internet. Khối tư nhân được coi là nhóm giữ vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực y tế, mà 83% lãnh đạo trong khảo sát cho rằng đại dịch đã thúc đẩy điều này. Trong khi đó, 78% cho rằng chính phủ có vai trò thúc đẩy tốc độ đó.
Nghiên cứu cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp tin tưởng sự đổi mới trong lĩnh vực y tế là cần thiết để thúc đẩy sự đổi mới của các ngành khác. Theo họ, ngành y tế đã vượt qua thách thức của COVID-19 và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao hơn vai trò của ngành trong nền kinh tế nói chung.
Mỹ duy trì ngôi vị dẫn đầu trong đổi mới
Nghiên cứu của GE cũng ghi nhận những ý kiến khác nhau về vai trò lãnh đạo trong đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Theo kết quả vào tháng 9/2020, Trung Quốc và Mỹ chạy đua sát nút để khẳng định vị trí dẫn đầu về đổi mới toàn cầu của mình. Tuy nhiên, vị thế của Trung Quốc tụt đi do đại dịch COVID-19 và quốc gia dẫn đầu đã thuộc về Mỹ.
Sự lạc quan của người Trung Quốc đối với đổi mới đã giảm đi kể từ khi COVID-19 bắt đầu, trong khi đó người Mỹ trở nên tích cực hơn. Trước đại dịch, 89% lãnh đạo doanh nghiệp ở Trung Quốc tin rằng thị trường của họ là một môi trường có lợi cho sự đổi mới. Sau dịch, con số đã giảm xuống còn 80%. Ngược lại, ở Mỹ, số liệu tương ứng là 79% trước dịch và tăng lên 88% sau dịch.
Một số kết quả đáng chú ý khác của báo cáo bao gồm:
• 87% giám đốc doanh nghiệp cho rằng đổi mới đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của mọi người; 82% tin rằng ngành y tế đã trở thành một điển hình về tốc độ đổi mới.
• Mỹ là quốc gia dẫn đầu về sáng tạo đổi mới theo đánh giá của các lãnh đạo doanh nghiệp ở Mỹ, châu Á, châu Âu. Trong khi đó, Trung Quốc là lựa chọn của các lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Phi và Trung Đông. Vị trí này thuộc về Nhật Bản theo lựa chọn của các lãnh đạo doanh nghiệp châu Mỹ Latinh.
• ¾ lãnh đạo tin rằng các chuỗi cung ứng toàn cầu đang được giám sát ngày càng chặt chẽ hơn. Trong đó, Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ là ba quốc gia chịu áp lực nhiều nhất, cao hơn mức trung bình lần lượt là +11%, +10% và +8%.
• Những hạn chế về tính cơ động, đầu tư và hợp tác là mối quan tâm lớn nhất của các lãnh đạo cho tương lai đổi mới. 50% lo ngại rằng sự hạn chế về con người, hàng hóa và dịch vụ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đổi mới.
• Về tương lai của nhân sự, 75% lãnh đạo doanh nghiệp lo ngại về kỹ năng của nguồn nhân sự mới, trong khi 71% cho rằng học tập từ xa sẽ ngăn cản học sinh trong ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) có trải nghiệm toàn diện trong lĩnh vực của họ.
• Về trí tuệ nhân tạo (AI), các lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng AI là chất xúc tác cho sự đổi mới và là công cụ không thể thiếu trong cuộc chiến chống lại COVID-19 cũng như các đại dịch trong tương lai. 72% trong số tất cả các lãnh đạo tin rằng việc sử dụng AI, tự động hóa và học máy sẽ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp của họ trong thế giới hậu COVID-19. 81% cho rằng AI và học máy quan trọng do chúng mang lại nhiều lợi ích cho trải nghiệm làm việc.
Để xem toàn bộ báo cáo, truy cập vào đây.