Wednesday, Jan 23, 07:01 AM

Cách nấu món xôi cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo

Xôi gấc được coi là lễ vật linh thiêng những dịp lễ Tết cổ truyền vì có sắc đỏ cầu chúc may mắn. Đặc biệt, món xôi cá chép được nhiều bà nội trợ sáng tạo dành riêng cho mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Cách nấu món xôi cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo
Cách nấu món xôi cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo

Bên cạnh phong tục thả cá để tiễn ông Táo lên chầu trời thì mâm cỗ cúng trong ngày này cũng được bà nội trợ còn sáng tạo thêm món xôi cá chép độc đáo, bắt mắt.

Xôi gấc được coi là lễ vật linh thiêng những dịp lễ Tết cổ truyền vì có sắc đỏ cầu chúc may mắn. Đặc biệt, món xôi cá chép được nhiều bà nội trợ sáng tạo dành riêng cho mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Nguyên liệu:

- 500 g gạo nếp

- 200 g thịt gấc

- 100 ml nước cốt dừa

- 1 muỗng canh dầu ăn

- 60 g đường

- 1 muỗng cà phê rượu trắng

- 1/2 muỗng cà phê muối

Cách nấu xôi cá chép:

- Gạo nếp mới mua về rửa sạch, ngâm với nước trong 8 tiếng. Nạo phần thịt ra khỏi quả gấc cho vào tô, thêm 1 muỗng canh dầu ăn với 1 muỗng cà phê rượu trắng làm để thịt gấc mềm đi, dễ dàng tách khỏi hạt gấc

- Nếu bạn nêm muối vào thịt gấc thịt không cần cho lại vào gạo nữa. Trộn gạo nếp với gấc cho thật đều rồi mang đi hấp. Tạo một khoảng trống ở giữa xửng hấp để hơi nước dễ bốc lên làm chín xôi. Đặt xửng hấp trên nồi nước đã đun sôi và hấp cách thủy trong 20 phút.

Cách nấu món xôi cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo - Ảnh 1

- Xôi vừa chín bạn dùng đũa dàn xôi ra đều hết xửng, đổ nước cốt dừa vào. Tiếp tục hấp thêm 5-10 phút cho hạt xôi mềm hẳn, rồi bạn mới cho đường vào. Không nên cho đường quá sớm sẽ làm xôi bị sượng. Sau đó, bạn đun thêm 5 phút nữa cho đường thấm vào xôi.

Múc xôi ra khuôn hình cá chép, ép chặt xuống để tạo hình cho xôi đẹp mắt hơn.

Cách nấu xôi ngũ sắc ngày Tết đẹp mắt 

Ngoài cách nấu xôi gấc như trên, còn có cách làm xôi ngũ sắc tưởng như phức tạp nhưng thực tế lại rất đơn giản. Bạn chỉ cần thêm một chút nguyên liệu tạo màu trong cách làm xôi ngũ sắc mà thôi.

Xôi là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm Tết của mỗi gia đình. Thay vì món xôi truyền thống, bạn hãy biến tấu một chút với cách làm xôi ngũ sắc, để có đĩa xôi thật ngon mắt, thể hiện ước nguyện tròn đầy viên mãn, cầu cho cả năm may mắn thịnh vượng nhé. Cách làm xôi ngũ sắc cũng không hề khó, bạn chỉ cần chuẩn bị thêm một chút nguyên liệu tạo tự nhiên mà thôi. Với cách làm xôi ngũ sắc, bạn hãy chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây nhé:

- Gạo nếp ngon: 2 đến 2,5 kg

- Nguyên liệu tạo màu:

+ Màu xanh: 500g lá nếp

+ Màu đỏ: 200g ruột gấc hoặc lá cẩm đỏ

+ Màu tím: 200g lá cẩm tím

+ Màu vàng: 100g nghệ tươi (bột nghệ thì ít hơn)

+ Màu trắng: là xôi nấu như bình thương

- Khuôn làm xôi hình hoa

- 1 ít sữa đặc và đường trắng

Cách làm:

Nước màu đỏ: Rửa sạch lá cẩm đỏ rồi cắt khúc cho để vừa nồi (bạn có thể dùng cả lá và cây), đổ thêm 2 lít nước rồi đun sôi. Khi bếp sôi vặn nhỏ lửa để khoảng 10 rồi vớt lá ra, lấy phần nước đã được để nguội. Nếu không có lá cẩm đỏ thì bạn dùng gấc để thay thế nhé. Với gấc thì bạn không cần tạo nước ngâm mà sẽ trộn trực tiếp với gạo.

Nước màu tím: Với nước màu tím thì bạn dùng lá cẩm tím, các thao tác làm nước tương tự như với lá cẩm đỏ nhé.

Nước màu xanh: Rửa sạch lá nếp, cho thêm 2 lít nước rồi xay bằng máy xay sinh tố hoặc không có máy thì phải vò thật kĩ để ra màu xanh đậm, lọc để lấy nguyên phần nước. (Màu xanh hơi khó lên màu nên bạn phải sử dụng nhiều lá nếp và xay, vò kĩ nhé).

Nước màu vàng: Giã nhỏ củ nghệ tươi hòa với nước rồi lọc bỏ cặn, chỉ lấy nguyên phần nước.

Ngâm gạo với nước màu vừa tạo: Sau khi đã pha chế xong các loại nước màu. Bạn đãi sạch gạo và chia đều thành 5 phần, đổ lần lượt vào các chậu màu, còn lại xôi trắng thì chỉ ngâm vào nước lọc bình thường thôi. Thời gian ngâm là 6-8 giờ. Ngâm sẵn buổi tối để sáng mình có gạo để nấu ngay. Nếu khi nấu màu đỏ với quả gấc thì bước này, thay vì ngâm nước lá cẩm đỏ bạn sẽ ngâm 2 phần gạo trắng nhé. Bởi gấc chỉ cần trộn trực tiếp với gạo đã ngâm nước trắng là được.

Chuẩn bị đồ xôi: Sau khi ngâm gạo đủ thời gian, gạo sẽ ngấm màu trông rất đẹp mắt thì chắt sạch nước đi và cho ra 5 rổ riêng biệt để ráo nước. Để xôi thơm mát và ngọt thanh tự nhiên, bạn chế vào mỗi loại gạo 2 thìa cà phê sữa, 1 thìa đường (bạn có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị của gia đình). Nếu nấu xôi gấc đỏ thì trộn ruột gấc vào 1 phần gạo trắng đã ngâm nhé, còn 1 phần gạo trắng để làm xôi trắng.

Vì các loại màu xôi đều là nhuộm nên nếu đồ cạnh nhau sẽ dễ bị phai màu. Do đó để có món xôi ngũ sắc ngon và đẹp mắt thì phải công phu đồ riêng mỗi loại 1 nồi. Nếu bạn có nồi to thì chia thành khu vực riêng và ngăn ở giữa bằng nan tre hoặc vật gì phù hợp để chia tách ra.

Tiến hành đồ xôi: Nồi đồ xôi sau khi đổ nước lã vào, cho gạo trắng lên chõ rồi đun sôi, khi bắt đầu sôi bốc hơi lên, bạn đồ khoảng 15-20 phút là xôi chín, có thể thử 1 chút gạo viên ra tay mềm dẻo là được, tránh để lâu quá xôi ngấm nhiều nước sẽ bị nhão. (Những lần đồ tiếp theo sẽ lâu hơn 1 chút vì lần đầu tiên mình đun từ khi nguội tới sôi, còn đồ những lần tiếp theo là đồ trên nước sôi sẵn rồi).

Sau khi xôi chín bạn bỏ ra 1 chiếc nồi bảo quản nóng nhé. Tiếp theo mình đồ lần lượt các màu khác, đồ xong lại rửa sạch và thay xôi khác vào. Bạn nhớ đồ xôi vàng sau cùng nhé vì nghệ bám màu rất lâu nên dễ phai sang các loại xôi khác nếu rửa chưa sạch.

Mách bạn: Xôi đồ lần 1 nếu ăn ngay thì ngon, để nguội lâu dễ cứng. Bạn có thể đồ lần lượt xong, rồi cho tất và vào để ngăn cách ra rồi đồ lại 1 lần nữa thêm khoảng 10 phút xôi sẽ dẻo thơm ngon hơn.

Tạo khuôn cho đĩa xôi ngũ sắc: Xôi còn còn nóng thì đóng khuôn ngay sẽ tạo được kết dính tốt nhất, khuôn xôi sẽ đẹp.

Vì xôi ngũ sắc có nhiều màu bắt mắt nên cũng có nhiều cách để trang trí khác nhau. Làm đĩa xôi ngũ sắc thành nhiều tầng mỗi tầng 1 màu, với cách làm khuôn xôi nhiều tầng bạn nhớ cho lượng xôi đều nhau, ép chặt khuôn để các màu có độ kết dính.

Thành phẩm: Mặc dù sẽ tốn khá nhiều công sức so với cách nấu xôi truyền thống, nhưng thành quả mà bạn thu được với cách làm xôi ngũ sắc thì thật tuyệt vời phải không. Với một đĩa xôi đẹp mắt và thơm ngon như thế này, chắc chắn sẽ không ai có thể từ chối được. Ăn xôi ngũ sắc đầu năm mới tượng trưng cho một năm thịnh vượng, phúc lộc tràn đầy. Thế nên ngại ngần gì mà không học ngay cách làm xôi ngũ sắc cho dịp Tết này nhỉ?

c225ch-nau-m243n-x244i-c225-ch233p-do-c250ng-244ng-c244ng-244ng-t225o_1.png
Xôi ngũ sắc tượng trưng cho phúc lộc tròn đầy. Nguồn: suckhoe.vn.
P.Vân (tổng hợp)
Theo daidoanket.vn http://daidoanket.vn/cach-nau-mon-xoi-ca-chep-do-cung-ong-cong-ong-tao-5707034.html Copylink